Chuyển tới nội dung

Việt Nam tăng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản

Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đa dạng các mặt hàng; trong đó, có sản phẩm chế biến, chế tạo. Một số sản phẩm của Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á và thế giới với quy mô thị trường lớn. Đây cũng là thị trường có nhu cầu nhập khẩu tiêu thụ rất nhiều các sản phẩm nông, thủy sản thực phẩm nước ngoài, bao gồm: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến cà phê.

Đối với nhóm hàng thủy sản, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, nước này đang phải đối mặt với một vấn đề là sản lượng thủy sản khai thác của họ đang có xu hướng giảm trong dài hạn. Vì vậy cánh cửa sẽ càng rộng mở cho hàng hóa của Việt Nam, bao gồm cả nhóm hàng thủy hải sản xuất khẩu vào Nhật Bản và một số thị trường khó tính nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối của Hiệp định RCEP.

Dựa vào thống kê cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt kỷ lục 9,3 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh nhất.

Ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1,1% tỷ trọng GDP của Nhật Bản, trong khi dân số 125 triệu người với nhu cầu về lương thực, thực phẩm khá lớn, đây là thị trường không thể bỏ qua của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt cần chú ý tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường này. Đây là nội dung chính trong Hội thảo Cơ hội từ Hiệp định RCEP để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được tổ chức ngày 5/7.

1600_xk_vai_2

Việt Nam tăng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản.

Ông Shiotani Yuichiro, Giám đốc Aeon Topvalue Việt Nam, chia sẻ. “Rất nhiều loại nông sản như xoài, vải của Việt Nam đã xuất khẩu trong hệ thống của chúng tôi, thủy sản có mực, cá da trơn. Cá ba sa da trơn là loại phổ biến ưa chuộng nhất trong siêu thị. Khi xuất khẩu cá, hải sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp cần lưu ý người Nhật thích đồ có thể ăn tươi sống”.

Không chỉ hợp khẩu vị với người Nhật, lợi thế của các mặt hàng nông, thủy sản Việt Nam là được giảm thuế theo lộ trình bởi các FTA đã ký nên giá cả rất cạnh tranh. Tuy nhiên đảm bảo thương hiệu, ổn định chất lượng, tuân thủ tiêu chuẩn là những khó khăn doanh nghiệp xuất khẩu Việt phải vượt qua.

Theo ông Tạ Đức Minh Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, hệ thống phân phối của Nhật Bản khá phức tạp với nhiều tầng bậc. Nhiều siêu thị, nhà bán buôn không nhập khẩu trực tiếp mà mua hàng thông qua các nhà cung ứng.

Gần đây, một số doanh nghiệp Nhật Bản như Tập đoàn AEON đã nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ Việt Nam. Để trở thành nhà cung ứng cho những đối tác này, ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung về chất lượng sản phẩm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn riêng của đối tác. Trong khi đó, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản rất cao, là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp.

Bảo An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved