students-verify-id-2x-enternews-1645794814

Câu hỏi này này đã dẫn đến một ngành công nghiệp mới đang phát triển – phần mềm tổ chức thi từ xa. Một trong những cái tên “sừng sỏ” trong ngành là Honorlock, công ty đã tăng hơn 1.000% doanh thu từ năm 2020 đến năm 2021 và vừa gọi vốn 25 triệu USD vào năm ngoái.

Vào thời điểm đó, Honorlock có hơn 300 khách hàng tổ chức và hơn 1 triệu sinh viên sử dụng phần mềm của mình. Phần mềm của Honorlock sử dụng AI để quét khuôn mặt của học sinh, đảm bảo rằng họ là những người thực sự làm bài kiểm tra. Phần mềm cũng phát hiện việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị khác trong thời gian thi cũng như theo dõi hoạt động trên các trang web giả mạo cung cấp đáp án.

Điều thú vị là, bản thân Honorlock tạo ra rất nhiều những trang web cung cấp đáp án giải mạo. Những trang web giả mạo này ra đời để bắt học sinh gian lận. Học sinh có ý định gian lận, đi tìm đáp án trên mạng, truy cập vào trang web này là bị “tóm” luôn.

maxresdefault-enternews-1645794860

 

Giới phân tích cho rằng phần mềm này đang tạo ra một môi trường giả định rằng học sinh sẽ gian lận – điều này có thể gây phản tác dụng bằng cách bình thường hóa gian lận. Và về lâu về dài, học sinh sẽ tìm ra cách “qua mặt” phần mềm.

Vậy nếu không dùng phần mềm thì có các nào khác? Một giải pháp khả thi là chuyển sang các phương pháp kiểm tra khác nhau. Sarah Eaton, phó giáo sư tại Đại học Calgary đề xuất thực hiện các bài kiểm tra miệng và các bài kiểm tra sử dụng tài liệu, nhưng sẽ yêu cầu câu trả lời mà học sinh không thể tìm thấy trên Google. Cách này thì lại gây áp lực lên cho đội ngũ ra đề, bởi ra một đề thi mà không thể tìm thấy trên internet mênh mông là điều rất khó.

Tuy nhiên, dịch đang dần được kiểm soát, cuộc sống đang dần quay trở lại bình thường, học sinh đang dần trở lại trường học. Học sinh sẽ lại thi tập trung như trước. Lúc đó, không rõ phần mềm thi từ xa thế này sẽ được ứng dụng vào những chỗ nào khác nữa. Các bài thi tuyển dụng ở các doanh nghiệp chăng?

Quân Bảo