Chuyển tới nội dung

Truyền lửa nhà quản trị: Đồng lòng – Ngược dòng đại dịch

Chủ động trong mọi hoàn cảnh, gắn kết mạnh mẽ giữa nhà quản trị và nhân viên, trao cơ hội là những liều “vaccine” để các doanh nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch.

hinh-anh-nha-quan-tri

Công tác quản trị doanh nghiệp đang đặt ra những vấn đề làm thế nào để có thể tiếp tục trụ vững và vượt qua thời kỳ khủng hoảng. 

Những ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 thực sự đã khiến tình hình kinh tế, tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong quý 1/2020, cả nước có hơn 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 4.100 doanh nghiệp phá sản.

Cuộc khủng hoảng COVID-19, có thể sẽ còn những lần khó khăn tiếp nữa khi cơn bão dịch bệnh ngày càng phức tạp. Công tác quản trị doanh nghiệp đang đặt ra những vấn đề làm thế nào để có thể tiếp tục trụ vững và vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

CHỦ ĐỘNG ĐỂ TỰ CHỦ TRONG SẢN XUẤT

Chia sẻ về những chuyển đổi trong mô hình sản xuất, ông Cô Gia Thọ – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thiên Long cho biết, Thiên Long đã trải qua 40 năm thành lập, xuất phát điểm rất khiêm tốn là một cơ sở sản xuất gia đình với số vốn vỏn vẹn chỉ với 2 chỉ và 1 chiếc xe đạp cà tàng từ năm 1981.

40 năm trong suốt quá trình hình thành tới nay, Thiên Long đã trải nghiệm tất cả những khó khăn cũng như thành quả trong phát triển kinh tế của đất nước.

Điều ông Thọ nhận ra đó chính là nắm bắt xu hướng và không phát triển ngoài định hướng, chủ trương của nhà nước.

Năm 2000, doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng mới, theo lời kêu gọi của nhà nước tại Khu Công nghiệp Tân Tạo, đây chính là một sự đúng đắn của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc thực hiện đúng theo quy định, tiêu chuẩn, doanh nghiệp còn chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên môn, nghiên cứu, tự chế khuôn mẫu, tự động hóa sản xuất, tạo ra bộ phận chế tạo máy, trong suốt chặng đường dài phát triển. Những cách làm đó trở thành những cách làm cốt lõi của Thiên Long.

Cho đến ngày hôm nay đã 75% tự động hóa, có riêng bộ phận sản xuất cho đầu bút, đặc biệt, doanh nghiệp cũng đã chủ động một phần về nguồn nguyên vật liệu, trong đó, kể cả về nhựa để đảm bảo sản xuất trong thời gian dịch bệnh.

TAM GIÁC CÂN BẰNG CÁ NHÂN – GIA ĐÌNH – SỰ NGHIỆP

Ông Cô Gia Thọ chia sẻ, Tập đoàn Thiên Long đã trải qua 3 thời kỳ khủng hoảng, và thực sự, cuộc khủng hoảng lần này có tính chất khác hẳn, bởi trước đây đến từ tài chính là chủ yếu. Còn hiện tại là khủng hoảng cả hệ sinh thái.

242325815_392438502282763_7105569212510646220_n

 

Nhắc lại về thời kỳ tiệm cận cuộc khủng hoảng năm 2008, ông Thọ chia sẻ, năm 2006, doanh nghiệp đã đầu tư thêm 2 nhà máy sản xuất, một tại Hà Nam, một tại Long Thành (Đồng Nai), mở rộng sản xuất, tăng các loại mặt hàng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, tới năm 2008, khủng hoảng tài chính diễn ra, doanh nghiệp lúc này đã cổ phần hóa và niêm yết (IPO), doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng nặng nề, lãi suất ngân hàng đã lên trên 20%, nếu duy trì tiếp tục 2 nhà máy mới mở này, sẽ phải vay thêm 200 tỷ để hoàn thành, và quá nhiều rủi ro.

Hội đồng cổ đông đã đi đến quyết định thanh lý nhà máy tại Hà Nam và chỉ giữ lại nhà máy tại Long Thành. Việc chấm dứt nhà máy trên đã khiến công ty chịu khoản lỗ hơn 10 tỷ đồng – con số lớn với doanh nghiệp thời bấy giờ. Và cũng mãi đến 5 năm sau, nhà máy tại Long Thành mới đi đến điểm hòa vốn, sản xuất duy trì.

Tuy nhiên, trải qua các cuộc khủng hoảng, ông Thọ nhận thấy rằng, cuộc sống có 3 điểm quan trọng phải cân bằng đó là Cá Nhân – Gia Đình – Sự nghiệp. Trường hợp sự bền vững không duy trì được, không cân bằng được thì sẽ không thể phát triển bền vững được. Và đó cũng là triết lý đã áp dụng để Tập đoàn Thiên Long vượt qua các làn sóng dịch bệnh COVID-19 vừa rồi.

“Thực sự đợt khủng hoảng lần này đã rất nghiêm trọng. Doanh nghiệp đã cố gắng tạo nên “tam giác cân bằng” trên, bên cạnh sản xuất 3 tại chỗ, chúng tôi cũng nỗ lực hỗ trợ nhân viên và gia đình của họ, tiếp sức và quan trọng hơn hết là tìm kiếm nguồn vaccine cho nhân viên cùng gia đình.

Dịch bệnh sẽ còn tiếp diễn, điều quan trọng mà các nhà quản trị cần làm ngay lúc này đó là tổ chức tốt quá trình sản xuất, tái cơ cấu, nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

TRAO QUYỀN CHO CÁC CẤP

Mặt khác, ông Thọ cũng cho biết, Tập đoàn Thiên Long đã giao quyền cho lãnh đạo các cấp, phát huy tính sáng tạo, xử lý cấp bách, kịp thời công việc. Tạo nên tinh thần làm việc hiệu quả, không một ai bị lẻ loi, tạo nên hệ thống quản trị bền vững.

Đồng quan điểm, ông Trần Bằng Việt – Tổng Giám đốc Đông A Solution cũng cho biết, những vấn đề về cách thức tổ chức, cách phân công phân quyền, ủy quyền, giao trách nhiệm tạo ra những hiệu quả hơn trong quản trị.

Gắn kết keo sơn tạo ra sự đồng lòng, nhưng không mềm lòng là chìa khóa của phát triển bền vững. “Nếu bắt đầu cùng nhau, hãy kết thúc cùng nhau, không một ai bị bỏ lại” – ông Việt chia sẻ.

Trong khi đó, theo doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh – CEO Saigon Books cũng chia sẻ rằng “Hãy sống ở thể chủ động, ở cách khách quan, ở thì hiện tại, ở ngôi thứ nhất và sử dụng động từ yêu thương”.

nguyen-tuan-quynh

 

Mỗi nhà quản trị là “idol” cho tập thể, tạo ra giá trị thay vì các kỳ vọng. Và không thể coi COVID-19 là một yếu tố tích cực, nhưng chính những thay đổi và biến động này đang tạo nên những thách thức và cơ hội mới. Đại dịch đặt cho chúng ta tình huống đầy khó khăn, nhưng cũng là dịp để mọi người học cách thay đổi, học cách thích nghi, phát huy tư duy linh hoạt để tiếp tục tồn tại.

Diệu Hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved