“Quả cầu dữ liệu” châu Á mang lại cho Trung Quốc lượng thông tin gấp đôi so với Mỹ. Và quốc gia nào có thể thu thập lượng lớn dữ liệu sẽ có lợi thế hơn trong lĩnh vực công nghệ
Trước những năm 2001, Mỹ là quốc gia thống trị về luồng dữ liệu xuyên biên giới. Đó là những ngày đầu của thời kỳ bùng nổ internet, và Mỹ là nơi có các công ty công nghệ và người tiêu dùng hiểu biết về công nghệ nhất thế giới. Thế nhưng, chỉ hai thập kỷ sau, trật tự dữ liệu toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Trung Quốc hiện chiếm 23% các luồng dữ liệu xuyên biên giới, gần gấp đôi tỷ lệ của Mỹ – hiện đang đứng ở vị trí thứ hai với 12%. Và vị trí dẫn đầu của Trung Quốc có thể trở thành một lợi thế vượt trội khi mà mạng internet trải dài khắp thế giới trước đây đang dần chuyển thành “mạng lưới”: một bức tranh ghép các mạng thông tin bằng vốn không được đánh dấu bằng biên giới quốc gia.
Mới đây, một cuộc khảo sát của Liên minh Viễn thông Quốc tế và công ty nghiên cứu TeleGeography của Mỹ về thông tin về luồng dữ liệu xuyên biên giới từ cho thấy luồng dữ liệu xuyên biên giới của Trung Quốc năm 2019 vượt xa bất kỳ quốc gia và khu vực nào khác kể cả Mỹ
Bản chất sức mạnh của Bắc Kinh nằm ở mối liên hệ với phần còn lại của châu Á. Trong khi Mỹ chiếm 45% luồng dữ liệu ra vào Trung Quốc vào năm 2001, thì con số đó đã giảm xuống chỉ còn 25% vào năm ngoái. Các quốc gia châu Á hiện chiếm hơn một nửa tổng số, đặc biệt Việt Nam là 17% và Singapore là 15%.
Bắc Kinh đã sử dụng sáng kiến BRI để khuyến khích các công ty công nghệ thuộc khu vực tư nhân như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Chẳng hạn, nền tảng thanh toán di động Alipay của Alibaba đã có mặt tại hơn 55 quốc gia và hiện đang được 1,3 tỷ người sử dụng.
Điều đó có nghĩa là gì?
Khi Trung Quốc trở thành siêu cường dữ liệu toàn cầu, quốc gia này sẽ kiểm soát lượng lớn tài nguyên vô giá đối với khả năng cạnh tranh kinh tế trong tương lai. Dữ liệu từ các nguồn nước ngoài có thể mang lại lợi thế trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin.
Vào đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành lệnh cấm ứng dụng nhắn tin WeChat của Trung Quốc, ứng dụng mà hàng triệu người ở Mỹ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bước đi này chỉ là một trong những động thái của Washington nhằm chặn các ứng dụng của Trung Quốc và ngăn chặn Trung Quốc thâm nhập vào cơ sở hạ tầng mạng của Mỹ. Nhưng cuối cùng, những nỗ lực của Washington để xây dựng một “mặt trận thống nhất” trong lĩnh vực công nghệ cuối cùng đã không thành công.
Cụ thể, vào tháng 7 vừa qua, Tòa án Công lý châu Âu đã hủy bỏ một thỏa thuận về quyền riêng tư dữ liệu vốn được đàm phán giữa Mỹ và Liên minh châu Âu, với lý do Mỹ không đảm bảo yếu tố bảo mật dữ liệu cá nhân. Tòa án đã chỉ thẳng ra vấn đề thông qua chương trình Hoa Kỳ theo dõi một số công dân nước ngoài với lý do ngăn chặn các mối đe dọa khủng bố có thể xảy ra. Thậm chí Toà án này đã mỉa mai khi đưa ra lý do huỷ bỏ, rằng họ cũng có mối quan ngại tương tự mà Washington đã đưa ra để chống lại Bắc Kinh.
Sự gián đoạn đối với các luồng dữ liệu toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức qua internet. Trên thực tế, hơn 50 triệu lập trình viên và người dùng trên khắp thế giới, vốn sử dụng nền tảng có tên GitHub để viết mã, từ đó tạo ra nhiều tiến bộ công nghệ. Nhưng các kỹ sư Trung Quốc hiện đang bắt đầu sử dụng một nền tảng Trung Quốc riêng biệt. Cụ thể, xuất phát từ những lo lắng rằng căng thẳng Trung-Mỹ có thể ảnh hưởng đến quyền truy cập vào GitHub – thuộc sở hữu của Microsoft, một số người dùng đã chuyển sang một nền tảng tương tự của Trung Quốc có tên Gitee. “Gitee sẽ phát triển lớn mạnh hơn với sự giúp đỡ từ các công ty Trung Quốc“, Charlie Dai, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Forrester của Mỹ.
Nếu như mạng Internet đứt gãy, thì điều đó có nghĩa là các quốc gia có thể thu thập lượng lớn dữ liệu trong biên giới của mình sẽ có lợi thế hơn trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác. Và không nơi nào có thể qua mặt được Trung Quốc, với 900 triệu người sử dụng Internet.
Đã có những dấu hiệu cho thấy dân số đang trở thành động lực chính trong đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Theo Viện Trí tuệ Nhân tạo Allen, Trung Quốc đã lọt trong top 10% các bài báo được trích dẫn nhiều nhất về AI với 26,5% vào năm 2018, nhanh chóng tiệm cận thị phần 29% của Mỹ. Giám đốc chương trình cấp cao Carissa Schoenick của Viện Allen đã dự đoán vào năm 2019 rằng Trung Quốc đã sẵn sàng vượt qua Mỹ để trở thành nhà lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực công nghệ trong những năm tới!
An Chi