sdgsdf

Trung Quốc gia tăng thâu tóm các mỏ năng lượng ở Trung Đông

Trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao và nguy cơ suy thoái gia tăng trên toàn cầu, thì Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một nhà đầu tư sẵn sàng nẫng về tay mình bất cứ thứ gì có thể bồi đắp cho sức mạnh tổng thể của họ.

Từ câu chuyện rất nhỏ, các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách nào đó đã tạo ra tuyến lưu chuyển hàng hóa đến Qatar chỉ trong vài giờ đồng hồ. Tất thảy những gì liên quan đến World Cup, thương nhân Trung Quốc đều có thể đáp ứng!

Còn nhớ trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, vài giờ sau khi hai tòa nhà sụp xuống, những người bán dạo Trung Quốc đã cắt may hàng vạn lá cờ Mỹ – món đồ biểu trưng cho sự đoàn kết quốc gia vượt qua đau thương.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang chống lại Mỹ và châu Âu nhưng vài thành viên của họ, mới đây là Qatar đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 27 năm, trị giá 60 tỷ USD.

Hồi đầu năm nay, Iran đã ký thỏa thuận 25 năm với Trung Quốc về hợp tác năng lượng. Ngay cả khi không ai dám mua dầu Nga thì Bắc Kinh đã thừa cơ thâu tóm với giá rất rẻ.

Trong khi châu Âu, Nhật Bản… sốt vó lo thiếu năng lượng, thì Trung Quốc lại giành giật gay cấn trên thị trường giao ngay và  chấp nhận chi phí đắt đỏ. Nhờ vậy, Trung Quốc đã xây cho mình liên minh năng lượng vô tận.

Bắc Kinh không ngần ngại bày tỏ tình bạn chưa bao giờ tốt hơn với Moscow, nhưng sau ngày 24/2 không còn thấy giới chức Trung Quốc nhắc đến điều đó. Không phản đối, cũng không ủng hộ rõ rệt đối với Nga trong chiến sự Nga- Ukraine.

Sau dầu mỏ và khí đốt, đến lượt vàng – tài sản vật chất quý báu nhất với một nền kinh tế – từ Nga chảy sang Trung Quốc với số lượng kỷ lục. Từ tháng 1 đến tháng 10/2022, lượng vàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga là 5,72 tấn, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 7, lưu lượng vàng nhập tăng gấp 50 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc luôn như vậy, với tiềm lực tài chính dồi dào, họ luôn xuất hiện với vai trò nhà đầu tư hào phóng nhất trong các cuộc khủng hoảng. Năm 2008, đỉnh điểm suy thoái kinh tế Mỹ và châu Âu, nhà đầu tư Trung Quốc đã mua lại nhiều khoản nợ, cho vay khắp thế giới.

Từ năm 2009, cán cân quyền lực bắt đầu nghiêng về phía Đông, cuối năm đó Tổng thống Mỹ Obama thăm Trung Quốc, mang đến ý tưởng G2, xây dựng trục Washington – Bắc Kinh, nhưng ông Hồ Cẩm Đào không còn mặn mà. Giới quan sát lúc đó bình luận: Tại sao phải liên minh với Mỹ khi Trung Quốc đã nắm được vai trò lãnh đạo thế giới trong nay mai?

1642137720

Thời đại Trung Quốc sắp thành hiện thực?

Cất trữ lượng vàng và dầu mỏ, khí đốt khổng lồ làm gia tăng đáng kể sức mạnh của Trung Quốc. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ đóng vai trò nhà phân phối nguồn năng lượng cốt tử, qua đó thúc đẩy tác động địa chính trị toàn cầu.

Trong chiến sự Nga- Ukraine, thiệt hại trước mắt quá lớn đối với nhiều quốc gia. Nga phát lộ điểm yếu quân sự lẫn kinh tế; châu Âu bất ổn vì năng lượng; Mỹ không còn “bảo ban” được OPEC,…

Tuy nhiên, Trung Quốc tranh thủ thời cơ vượt lên, họ dường như đứng ngoài cuộc, đứng trên tất cả, giống như Mỹ đã từng trước chiến tranh thế giới thứ II.

Trương Khắc Trà