Chuyển tới nội dung

Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024: Tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển

Trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là “chìa khóa” giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2023 với tỷ lệ 102%.

Kinh tế Việt Nam  nhiều điểm sáng 

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023.

Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong Top121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được xếp hạng.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của của sản phẩm, thu hút đầu tư và phát triển ngoại thương.

Điển hình trong công bố của Brand Finance về Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất trên toàn cầu năm 2024, trong đó có 15 cái tên đến từ Việt Nam.

Từ vị trí 491, VIB đã vươn lên vị trí thứ 425 (tăng 66 bậc), vượt qua SHB. 

Vietcombank vẫn là ngân hàng Việt có giá trị thương hiệu cao nhất theo xếp hạng của Brand Finance. Trên toàn cầu, Vietcombank đứng thứ 133/500, tăng 4 bậc so với năm 2023. BIDV là ngân hàng Việt tiếp theo lọt Top 500 với vị trí thứ 151, tăng tới 10 bậc so với năm 2023. VietinBank cũng tăng 14 bậc lên vị trí thứ 157. Ngân hàng Việt đứng thứ 4 là Techcombank với thứ bậc 160, tăng 3 bậc so với năm ngoái.

Hai ngân hàng khác đứng trong Top 200 là Agribank (162) và VPBank (175). Tuy nhiên, thứ hạng của 2 ngân hàng này sụt giảm nhẹ so với năm 2023. Những ngân hàng khác góp mặt vào danh sách lần lượt là MB (227), ACB (243), Sacombank (322), TPBank (326), HDBank (366), LPBank (424), VIB (425), SHB (436), MSB (458).

Trong đó, VIB là ngân hàng có thứ bậc tăng nhiều nhất sau 1 năm. Từ vị trí 491, nhà băng này đã vươn lên vị trí thứ 425 (tăng 66 bậc), vượt qua SHB.

Cũng cần phải nói thêm từ năm 2017 – 2026 là giai đoạn chuyển đổi chiến lược đánh dấu tăng trưởng ấn tượng của VIB, đưa VIB trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Cho đến nay, VIB là ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ đứng đầu với tỷ lệ chiếm hơn 85% danh mục cho vay. Trong giai đoạn 7 năm vừa qua, ngân hàng tăng trưởng kép danh mục tín dụng bán lẻ đạt mức 32%, nhờ thay đổi chiến lược kinh doanh và thành công trong việc thâm nhập và mở rộng phân khúc khách hàng cá nhân.

Cùng với mục tiêu trở thành ngân hàng sáng tạo nhất Việt Nam, VIB đang triển khai chiến lược số hóa dài hạn với ngân hàng số – chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ cùng tỷ lệ thâm nhập và chuyển đổi số cao. Trong giai đoạn 2017 – 2023, tốc độ tăng trưởng giao dịch số đạt 100% với hơn 300 triệu giao dịch số thực hiện (2023). Trong đó, với hơn 94% giao dịch bán lẻ được thực hiện trên kênh số và hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số thường xuyên mỗi tháng.

Nhấn mạnh về giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định: Những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển ngoại thương.

Nỗ lực tạo dấu ấn khác biệt 

Từ các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cũng như hiệu quả hoạt động của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam của Chính phủ, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã ghi nhận sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam, luôn nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp góp phần gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Việc xây dựng thương hiệu Việt là một trong những yếu tốt cốt lõi hướng tới phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu ngày nay không chỉ để khẳng định uy tín đối với các đối tác, tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn khẳng định doanh nghiệp ăn nên làm ra, có trách nhiệm, thích ứng nhanh trước các yêu cầu đổi mới, phát triển của cộng đồng, xã hội.

Việc xây dựng thương hiệu Việt là một trong những yếu tốt cốt lõi hướng tới phát triển bền vững của một doanh nghiệp.

Nếu trước kia, trong các ngành hàng tiêu dùng, việc xây dựng thương hiệu vốn là sở trường của các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nước ngoài với cả trăm năm kinh nghiệm cùng tiềm lực tài chính mạnh. Tuy nhiên, những năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào xây dựng thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong các ngành hàng tiêu dùng.

Chẳng hạn: Việc xây dựng thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng tin yêu là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp Việt và Masan chính là một ví dụ điển hình. Masan là một trong số ít doanh nghiệp nội địa có chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản và thành công tại Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Masan đã xác định chiến lược tối quan trọng là phải xây dựng thương hiệu mạnh. Từ đầu những năm 2000, các mặt hàng gia vị đối với người dân Việt Nam chỉ là những nhu yếu phẩm thông thường và chưa có doanh nghiệp trong nước nào nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.

Nhận thấy thiếu sót đó, Masan đã tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gia vị và thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Các quảng cáo nước tương Chin-su đã phủ sóng các kênh truyền hình cả nước với mật độ cao, tạo ấn tượng mạnh với người xem bằng slogan “Thơm ngon đến giọt cuối cùng” trong mỗi spot quảng cáo.

Sự thành công trong việc xây dựng thương hiệu đã mang lại cho Masan thị phần dẫn đầu trong các sản phẩm gia vị và mì ăn liền. Tiếp nối những thành công từ lĩnh vực thực phẩm, Masan tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực đồ uống.

Đặc biệt, Masan luôn phải nhìn thị trường theo những góc nhìn mới, liên tục đổi mới sản phẩm, nắm bắt các cơ hội thích hợp nhằm chuyển đổi toàn bộ ngành hàng, thúc đẩy gia tăng năng suất nhằm tạo ra các sản phẩm với giá cả hợp lý.

Có thể nói, Masan là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam sở hữu thương hiệu có sức cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu và cũng là một trong số ít những doanh nghiệp đã và đang là niềm tự hào của người Việt, thông qua các sản phẩm thiết yếu Masan góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam mỗi ngày.

Bày tỏ quan điểm về Thương hiệu Việt, không ít chuyên gia kinh tế cho rằng: Giá trị thương hiệu Việt tăng vượt bậc ghi nhận sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, góp phần gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.

Quốc An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved