Việc trì hoãn phản ứng miễn dịch thích ứng được các nhà khoa học kỳ vọng sẽ nhanh chóng loại bỏ virus SARS-CoV-2 và các tế bào bị nhiễm bệnh trong cơ thể bệnh nhân.
Sau khi phân tích phản ứng miễn dịch của cơ thể với COVID-19 và so sánh bệnh này với quá trình của bệnh cúm mùa thông thường, các nhà khoa học làm việc tại trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California cho biết, với bệnh nhiễm virus thông thường, ngay sau khi bị lây nhiễm, hệ thống miễn dịch bẩm sinh bắt đầu hoạt động, chặn đứng truyền nhiễm và tiêu hủy các tế bào bị tổn thương bởi virus, nhờ đó sẽ ngăn chặn được sự lây lan tiếp theo của virus và cơ thể sẽ được lọc sạch.
Tuy nhiên, trong trường hợp với virus Corona chủng mới có thời gian ủ bệnh trung bình sáu ngày và tiến triển bệnh chậm hơn nhiều so với virus cúm thông thường. Do đó, khả năng miễn dịch thích ứng được kích hoạt sớm ngay cả trước khi tất cả các tế bào đích ngắm thuộc đường hô hấp trên bị phá huỷ.
Đồng thời, hoạt động kéo dài của virus có thể kích hoạt phản ứng thái quá trong hệ thống miễn dịch, được gọi là cơn bão phân bào, sẽ giết chết các tế bào khỏe lành và gây tổn thương mô. Điều này đã không cho phép khả năng miễn dịch bẩm sinh đối phó nhanh chóng với nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng quá tải của hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, sự tương tác của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng tạm thời đã góp phần giải thích vì sao người nhiễm COVID-19 có tình trạng cải thiện ngắn hạn trước khi nhanh chóng suy yếu trở lại. Chính vì vậy, nếu có thể nghiên cứu cách thức trì hoãn phản ứng miễn dịch thích ứng và ngăn chặn nó can thiệp vào công việc của hệ thống miễn dịch bẩm sinh, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ tạo điều kiện nhanh chóng loại bỏ virus và các tế bào bị nhiễm bệnh.
Trước đó, nghiên cứu mới của USC cũng cho rằng, sự tương tác giữa miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng với virus gây bệnh COVID-19 cũng được các nhà nghiên cứu cho rằng có thể ảnh hưởng đến tiến triển bệnh khi hai tuyến phòng thủ chính của cơ thể có thể khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm quá mức.Việc tạm thời ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh ngay từ giai đoạn đầu nhiễm bệnh cũng có thể giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Có thể thấy, phát hiện mới của các nhà khoa học đã góp phần mở thêm một hướng đi mới trong việc nghiên cứu cách thức cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể người để tăng khả năng chống chọi với virus gây COVID-19, thúc đẩy phát triển một hệ thống xét nghiệm chẩn đoán và điều trị chính xác hơn đối với virus này.
Ước tính hiện tại cho thấy hơn 80% trường hợp COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình, và việc hiểu các đáp ứng miễn dịch trong những trường hợp nhẹ này là nghiên cứu rất quan trọng. Mặc dù COVID-19 là do một loại vi rút mới gây ra, nhưng ở một người khỏe mạnh phản ứng miễn dịch mạnh mẽ giữa các giữa các tế bào khác nhau có liên quan đến phục hồi lâm sàng tương tự những gì được thấy ở những người mắc bệnh cúm.
Mặc dù vậy, hiện tại các chuyên gia nhận định chưa biết việc miễn dịch của cơ thể với chủng virus này sẽ kéo dài bao lâu. Trong khi đó, với sự biến đổi khó lường như hiện nay, rất có khả năng trong tương lai, một chủng virus Corona khác sẽ quay trở lại đặt ra lo ngại sự miễn dịch đã được hình thành sẽ không giúp ích gì bởi virus đã thay đổi theo cách mà các kháng thể không còn chịu trách nhiệm.
Do đó, việc tìm hiểu và phát triển các hệ thống xét nghiệm chẩn đoán và điều trị là điều cần được đẩy mạnh bên cạnh quá trình tìm kiếm vắc xin điều trị virus Corona. Hiện nay, Adaptive Biotechnologies đang hợp tác với Microsoft để tìm hiểu cách hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với nhiều loại bệnh và phát triển một loại công cụ kiểm tra sức khỏe miễn dịch đối với các bệnh nhân, sàng lọc bệnh truyền nhiễm, ung thư và các vấn đề tự miễn dịch một hoặc hai lần/năm.
Tất cả các dữ liệu thu thập từ các phản ứng miễn dịch sẽ được tải lên một cổng truy cập dữ liệu mở để các nhà nghiên cứu sử dụng, góp phần tạo ra loại công cụ xét nghiệm mới cũng như tìm ra cách thức hệ miễn dịch của con người có thể đối phó tốt hơn với các chủng virus mới trong tương lai.