Chuyển tới nội dung

Thâu tóm bất động sản trên sàn: Nguy và Cơ

  • bởi

Đại dịch hay chiến tranh có thể biến đất đai thành hoang mạc, nhưng không làm đất đai mất đi. Và đó là góc nhìn lý thuyết…

Một loạt công ty chứng khoán vừa thông báo bán giải chấp cổ phiếu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Trên thực tế, tài sản đất đai hay những giá trị hữu hình khác của các doanh nghiệp bất động sản rất lớn. Rất có tiềm năng để khai thác, đầu tư, tăng giá trị. Điều này dẫn đến nguy lẫn cơ cho nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Nguy, là mối nguy của những doanh nghiệp đặc biệt đang có mặt trên sàn chứng khoán, phát hành cổ phiếu đại chúng với tỷ lệ pha loãng rộng trong suốt thời gian qua. Sự bốc hơi của giá cổ phiếu trên sàn đẩy giá trị vốn hóa của doanh nghiệp về mức rất thấp so với giá trị số sách cơ bản. Và đây chính là cơ hội của những “cá mập”, nhà đầu tư còn tiền.

Bên cạnh đó, cũng có những chủ bất động sản, đã tham gia thị trường chứng khoán sâu với vai trò nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhiều vị như vậy đang cầm cố cổ phiếu và sử dụng đòn bẩy margin lớn tại các công ty chứng khoán để đầu tư hoặc bẩy tỷ suất sinh lợi từ cổ phiếu doanh nghiệp mình.

Và một loạt công ty chứng khoán thông báo bán giải chấp cổ phiếu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mới đây, là ví dụ sinh động cho tình huống này.

Cụ thể, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) vừa thông báo về việc giải chấp cổ phiếu của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Xây dựng Hoà Bình.

Theo thông báo này, số lượng cổ phiếu HBC bị giải chấp là 3,15 triệu cổ phiếu. Thời gian bán giải chấp từ ngày 31/3. Ông Lê Viết Hải là cổ đông lớn nhất của Xây dựng Hoà Bình với khối lượng nắm giữ hơn 37 triệu cổ phiếu HBC, tương đương 16,05% vốn điều lệ của công ty.

Trong khi đó, một Lãnh đạo cấp cao của LDG Group cũng vừa “được” Chứng khoán Mirae Asset gọi tên bán giải chấp hơn 2,5 triệu cổ phiếu LDG. Ở góc độ giá trị tài sản, LDG sở hữu quỹ đất cực lớn cùng các dự án nhà ở thông minh.

Hiện tượng giải chấp cổ phiếu và nguy-cơ thâu tóm doanh nghiệp tài sản qua sàn hiện nay, tuy chỉ mới ở góc độ xuất hiện tín hiệu đáng cảnh báo, nhưng vẫn khiến chúng ta nhớ lại chứng khoán của 2011, khi làn sóng bán giải chấp cổ phiếu được cho là cơ hội 10 năm có một.

10 năm sau, cơ hội liệu có phải đang diễn ra và đây chính là lúc các chủ đầu tư còn tiền cũng phải xem, xốc lại và siết chặt, giữ chặt các khoản đầu tư của mình để giữ doanh nghiệp?

Thuận Hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved