Hệ sinh thái khởi nghiệp tại các địa phương đang từ từ hoàn thiện trên cả nước. Khá nhiều các tỉnh thành trên cả nước cũng chuẩn bị hoặc đã bắt đầu triển khai những bước đi đầu tiên để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương.
Hàm mục tiêu phải rõ ràng
Có thể thấy các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương hiện tại dường như hao hao giống nhau từ cơ cấu, các dịch vụ , các hoạt động cũng như cách tiếp cận và triết lý khởi nghiệp. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu khi các hệ sinh thái khởi nghiệp này đều do chung một số đơn vị tư vấn, chuyên gia thực hiện và triển khai do vậy sự giống nhau là điều dễ hiểu và có thể nói là một kết quả tất yếu.
Nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương thật hiệu quả, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra tại sao chúng ta lại cần hệ sinh thái khởi nghiệp này và những giá trị gì cụ thể chúng ta sẽ nhận được từ hệ sinh thái khởi nghiệp sau 1-3-5 năm nữa. Hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm thúc đẩy kiến tạo doanh nghiệp công nghệ và đổi mới sáng tạo?
Nếu áp dụng tiêu chí chung thì hệ sinh thái khởi nghiệp vùng tại các tỉnh miền núi sẽ vô cùng khó khăn đáp ứng tiêu chí này. Như vậy các hệ sinh thái khởi nghiệp cần phải có hàm mục tiêu rất rõ ràng hay nói cách khác tầm nhìn và sứ mệnh của nó cần phải được làm rõ ràng.
Hệ sinh thái khởi nghiệp có thể có 4 nhóm mục tiêu căn bản: Nhóm 1: kiến tạo doanh nghiệp; Nhóm 2: kiến tạo các năng lực hay đầu vào cho nền kinh tế địa phương ví dụ nguồn nhân lực, vốn đầu tư; Nhóm 3: công cụ thúc đẩy công nghệ và đổi mới sáng tạo vào trong hệ sinh thái kinh tế địa phương và Nhóm 4: kết nối và mang giá trị ra bên ngoài và/hoặc mang giá trị từ bên ngoài vào hệ sinh thái địa phương. Câu hỏi tại sao sẽ quyết định bản chất của hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương mà chúng ta đang xây dựng.
Cần có sự khác biệt
Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương cần hướng tới đó chính là các cấp độ doanh nghiệp mà địa phương cần tập trung. Chúng ta không thể có 63 tỉnh thành có 63 hệ sinh thái khởi nghiệp giống nhau hoàn toàn.
Các tỉnh thành lớn có điều kiện nguồn nhân lực công nghệ, vốn, cơ sở hạ tầng, thị trường như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ có nhiều thuận lợi kiến tạo doanh nghiệp công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển nhanh. Các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương cần tập trung vào việc kiến tạo các doanh nghiệp truyền thống thay vì đua theo các doanh nghiệp công nghệ đổi mới sáng tạo.
Trong chương trình học tại Israel nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, câu nói “hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tập trung giải quyết những vấn đề đang hiện hữu “.
Như vậy hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương cần phải dựa trên ba trụ cột : Trụ cột 1: đâu là vấn đề của địa phương, Trụ cột 2: điểm mạnh của địa phương là gì và Trụ cột 3: địa phương này có những gì khác biệt độc nhất so với các địa phương khác.
Ví dụ tại đồng bằng sông Cửu Long là vùng tập trung sản xuất lúa, cá , tôm lớn nhất tại Việt Nam đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực mạnh phù hợp vùng. Do vậy khu vực này có thể trở thành trung tâm khởi nghiệp lúa, thủy sản, nông nghiệp tầm cỡ vùng Asean và thế giới nhằm tận dụng nguồn nhân lực , đầu tư nhà nước, viện trợ nước ngoài cũng như các mối mối quan hệ với các đại học và viện nghiên cứu hàng đầu tại nước ngoài.
Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương cần phải được hiểu là một thành phần không thể tách rời của hệ sinh thái kinh tế xã hội địa phương. Nó cần phải được định hướng chiến lược dựa vào nguồn lực cũng như cơ hội của địa phương.
Các hệ sinh thái khởi nghiệp đều có cái áo bên ngoài là những hoạt động chương trình hệ thống vận hành giống nhau nhưng bản chất bên trong – mục tiêu và kết quả cần đạt được phải khác nhau về bản chất nhằm đảm bảo sự thành công. Cuối cùng, chỉ có khác biệt và gắn kết chặt chẽ với bối cảnh của địa phương mới mang lại phát triển thành công cho hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương.
Đứng trước tình hình đó, góc nhìn cẩn trọng nhắc chúng ta một quá khứ khi các nhà máy xi măng, bia rượu, thành lập các trường đại học hay gần đây phong trào các tỉnh lớn đua nhau lập dự án hình thành sân bay. Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương có chung một viễn cảnh tồi tệ như vậy không ?
Câu trả lời là có thể khi các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương hiện tại dường như hao hao giống nhau từ cơ cấu, các dịch vụ , các hoạt động cũng như cách tiếp cận và triết lý khởi nghiệp. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu khi các hệ sinh thái khởi nghiệp này đều do chung một số đơn vị tư vấn, chuyên gia thực hiện và triển khai do vậy sự giống nhau là điều dễ hiểu và có thể nói là một kết quả tất yếu.
Đơn cử như chương trình đào tạo khởi nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa năm 2017 khi tỉnh đầu tư kinh phí thúc đẩy khởi nghiệp và định nghĩa rõ: khởi nghiệp là thành lập doanh nghiệp. Toàn bộ chương trình hỗ trợ khởi nghiệp được thiết kế nhằm kích thích kiến tạo doanh nghiệp như đào tạo, hỗ trợ pháp lý, cho vay vốn. Các huyện tham gia chương trình đều có các chỉ tiêu như bắt buộc phải có bao nhiêu doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian tới.
Có thể định nghĩa khởi nghiệp của Thanh Hóa chưa phù hợp với định nghĩa khởi nghiệp của thế giới nhưng nó phù hợp và mang lại giá trị hiệu quả cho địa phương.