Trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định sự tăng trưởng.

cuong

Nâng cao tỷ lệ lao động có đào tạo chuyên môn kỹ thuật, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm.

Theo ông Phạm Quang Thắng, Phó GĐ Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước. Tay nghề lao động chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển. Đặc biệt, chất lượng nguồn nhân lực, sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động nam và nữ trong các doanh nghiệp sản xuất điện tử, dệt may.

Chủ động hướng đi

Chính vì thế, để tiếp tục có những bứt phá, một số giải pháp quan trọng đang được tỉnh cân nhắc, chú trọng xây dựng, thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư trong giai đoạn mới.

Đó là tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW  ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học  tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Phấn đấu đến hết năm 2030 học  sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có khả năng và tự tin sử dụng tiếng Anh  trong giao tiếp.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, trong đó ưu tiên tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm chuyển  dịch nhanh cơ cấu lao động. Nâng cao tỷ lệ lao động có đào tạo chuyên môn kỹ thuật, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm.

4019_Ynh_1

Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo mới từng bước tiếp cận với cấp độ khu vực và quốc tế.

Rà soát quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với với quy hoạch tỉnh; gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề; nâng cao chất lượng đào tạo lao động nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Đặc biệt, theo ông Thắng, việc hợp tác, liên kết với các Trường Đại học để xây dựng các cơ sở mới tại tỉnh, trong đó chú trọng các trường kỹ thuật đào tạo kỹ sư phần mềm, công nghệ cao. Mở rộng quy mô, ngành nghề đào  tạo, tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo mới từng bước tiếp cận với cấp độ khu vực và quốc tế.

“Chúng tôi sẽ thường xuyên theo dõi, đánh giá những thay đổi về việc làm và ngành nghề đào tạo trong bối cảnh CMCN 4.0 để kịp thời điều chỉnh công tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi, biến  động của thị trường lao động”, ông Thắng nhấn mạnh.

Cụ thể hoá chỉ thị 24/CT-TTg bằng kế hoạch hành động

Không những vậy, ông Vũ Việt Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Kế hoạch sẽ được triển khai từ năm 2021-2025.

Cụ thể, triển khai nâng cao nhận thức về phát triển nhân lực có kỹ năng nghề và phát triển giáo dục nghề nghiệp bằng việc đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề, về phát triển giáo dục nghề nghiệp tới các đối tượng trong xã hội tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận trong hành động nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề và phát triển giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhân lực trực tiếp cho mục tiêu nâng cao năng suất lao động.

Thực hiện tốt Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 15/6/2016 cuả Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao; Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 21/8/2019 về “Giáo dục định hướng và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

ngay7.9nghe

Tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ. Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, xây dựng và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến. Đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên; triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo cho học sinh, sinh viên học trung cấp, cao đẳng; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025. Chú trọng phát triển các ngành/nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ – du lịch…; các ngành/nghề ưu tiên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ có dự báo nhu cầu và cập nhật, xây dựng dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới và cập nhật dữ liệu theo định kỳ. Và tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ. Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Mặt khác, chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương, chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt.

Rà soát, đẩy mạnh triển khai, quản lý hiệu quả các chương trình, dự án, liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Để thực hiện kế hoạch hiệu quả, ông Văn cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các sở ngành trong tỉnh. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai, thực hiện Kế hoạch. Sở KH & ĐT chú trọng đưa các nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề vào kế hoạch, chương trình, dự án phát triển các ngành và của tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 21/8/2019 về Giáo dục định hướng và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; đặc biệt là công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Căn cứ vào các quy định hiện hành để hướng dẫn dạy học văn hóa trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

“Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cũng đặc biệt quan trọng trong tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động Giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng chương trình phối hợp công tác theo năm hoặc theo từng giai đoạn nhằm tăng cường gắn kết Giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp…”, ông Văn khẳng định.