Tuy được cho là tiến nhanh hơn tới 5 năm, nhưng thương mại điện tử lại vẫn còn rất nhiều xu hướng khá mới và mù mờ. Hãng 2PM đưa ra 8 xu hướng đáng chú ý nhất trong năm 2022 này.
Những xu hướng điện tử đáng chú ý nhất trong tương lai, bao gồm việc mở rộng thành cửa hàng thực địa, tối ưu chuỗi cung ứng, thích nghi với chính sách bảo mật hoặc đầu tư vào vũ trụ ảo.
1. Thương hiệu không phụ thuộc quá nhiều vào nhà bán lẻ bên thứ ba
Chiến lược hàng đầu của các thương hiệu, bất kể quy mô và vị thế, là từ từ và cẩn thận tạo ra mạng lưới bán buôn cho phép họ kiểm soát hàng hóa và các mối quan hệ, thay vì lối tiếp cận spray-and-pray (phân phối và để các bên tự lo) kiểu cũ. Khi đó các nhà bán lẻ bên thứ ba sẽ đóng vai trò nhỏ hơn và khác hơn so với lúc trước, vì thương hiệu đã tập trung nhiều hơn vào những kênh phân phối của riêng họ. Chẳng hạn chiến lược của Nike là sẽ tự kiểm soát trực tiếp 70% vào năm 2027.
2. Các thương hiệu online mở cửa hàng thực địa
Các thương hiệu online dự tính mở rộng mảng bán hàng trực tiếp, hay nói cách khác là mở cửa hàng thực địa. Các cửa hàng này sẽ giúp thương hiệu củng cố danh tiếng hơn, và nếu làm tốt thì doanh thu chắc chắn nhiều hơn.
3. Chính sách quyền riêng tư của Apple ảnh hưởng lâu dài
Dữ liệu bên thứ nhất sẽ định hình lại làn sóng quảng cáo và kinh doanh trong tươi lai. Các thương hiệu cũng như các nền tảng phải chật vật điều chỉnh với chính sách riêng tư của Apple. Mọi chuyện càng khó khăn hơn nữa khi Google có kế hoạch tương tự với Android. Trong khi đó, Apple cạnh tranh với Meta (Facebook) và Google để chiếm lĩnh thị phần nền tảng quảng cáo.
4. Chi phí thu hút khách hàng (CAC) tiếp tục tăng, quan hệ đối tác nội dung trở nên quan trọng hơn
CAC sẽ tiếp tục tăng, đó là điều không thể phủ nhận. Ngoài việc chú ý đến dữ liệu từ bên thứ nhất, các nhà quảng cáo cũng cần chú ý đến chiến lược quan hệ đối tác nội dung. Khi đó các thương hiệu sẽ mua lại tài sản truyền thông phương tiện để tiếp cận những thông tin chi tiết về nhu cầu và cộng đồng sản phẩm.
5. Thanh toán điện thoại sẽ tăng trưởng tại Mỹ
Mỹ hiện tại là thị trường thanh toán qua điện thoại lớn thứ tám thế giới. Với vị thế này, các công ty công nghệ sẽ chạy đua để trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện thoại lớn nhất. Dự kiến đến năm 2027, thương mại điện tử của Mỹ chạm mốc 30%.
6. Tự vận hành chuỗi cung ứng riêng
Chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong hai năm qua khiến nhiều nhà bán lẻ có cái nhìn khác. Khi đó những ông trùm bán lẻ ý thức được phải tự xây dựng chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa riêng của mình để không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Và chính họ có đủ nguồn lực để tự xây dựng chuỗi cung ứng của mình. Những cái tên phù hợp nhất với xu hướng này là Amazon, Target và Walmart.
7. Trung tâm thương mại trở thành “kho hàng” cho thương mại điện tử
Đối với người bán online, hoàn trả hàng là ác mộng vì không được lợi nhuận mà còn tiêu tốn nhiều chi phí vận chuyển hàng 2 lượt đi và về. Khi đó, các trung tâm thương mại, với rất nhiều không gian còn trống như hiện tại, sẽ trở thành các “trung tâm hậu cần” để giúp người bán không phải chịu mức chi phí hoàn trả hàng quá cao như vậy.
8. Đầu tư vào thế giới ảo
Vũ trụ ảo đã xuất hiện và dự kiến đến năm 2027, các thương hiệu sẽ đầu tư vào đây không kém so với khoản đầu tư vào các phương tiện kinh doanh truyền thống. Trong khi đó, Web3 có thể giúp các thương hiệu tạo dựng những chương trình khách hàng thân thiết, đồng thời tạo ra nguồn doanh thu mà không cần tạo ra nhiều sản phẩm vật chất mới. Nike và Starbucks là hai cái tên nổi bật nhất với xu hướng này.
Nhưng dù sao thì, đến năm 2027, chắc người ta vẫn sẽ mua giấy vệ sinh trên Amazon.
Quân Bảo