startupthatbai

 

Khởi nghiệp là động lực để nhiều chị em vượt qua hoàn cảnh, khẳng định bản lĩnh và khả năng của mình. Dù ở lứa tuổi nào cũng không bao giờ là muộn để bắt đầu một công việc kinh doanh, miễn là bạn muốn và có quyết tâm.

Tuy nhiên, trên chặng đường thực hiện công thức kinh doanh đó, luôn có những trở ngại, khó khăn. Thất bại luôn là người bạn đồng hành trên hành trình khởi nghiệp. Nên dừng lại hay đi tiếp? Câu hỏi này luôn là băn khoăn của các startup.

Theo chuyên gia đào tạo, luật sư Phạm Thành Long (Công ty Luật Gia Phạm) tỷ lệ người trẻ khởi nghiệp thành công rất khiêm tốn. Do vậy khi gặp thất bại, các startup nên dừng lại. Và đây là chuyện bình thường trong cuộc sống.

Trong cuộc sống chúng ta vẫn hay nói với nhau: Thành công là không từ bỏ. Nhưng nếu chúng ta cứ lặp đi lặp lại thất bại và sau một số lần thất bại lớn thì cạn kiệt nguồn lực, phải dừng lại thì sau này sẽ rất khó để tiếp tục gượng dậy“, chuyên gia phân tích.

Khi gặp thất bại, các startup nên dừng lại ngay. Việc dừng lại ngay khi thất bại được gọi sẵn sàng từ bỏ khi không thành công trong kinh doanh hay trong ngành chứng khoán gọi là “cắt lỗ”.

Điều này có nghĩa là phải dừng lại ngay khi dự án không khả thi, thay bằng cứ tiếp tục lặp lại những sai lầm và cạn kiệt nguồn lực sau đó mới dừng lại.

Học cách đứng lên từ những thất bại

Đưa ra những tư vấn cho các startup, chuyên gia Phạm Thành Long nhấn mạnh: Khi khởi nghiệp, việc học hỏi sau những thất bại là điều nên làm, phải rút kinh nghiệm tại sao  thất bại và tìm ra nguyên nhân thất bại để xác định lại hướng đi.

Công thức kinh doanh chỉ có một. Đầu tiên, bạn phải tìm ra thị trường. Thứ hai là tìm ra sản phẩm. Thứ ba là tìm ra vấn đề. Thứ tư là tính toán lợi ích, giá trị sản phẩm mang lại. Thứ năm là làm maketing để sản phẩm ra thị trường. Nếu ai nắm được những điều kinh doanh cơ bản này sẽ giúp chúng ta kinh doanh tốt hơn.

startupthatbai1

Khi khởi nghiệp, việc học hỏi sau những thất bại là điều nên làm, phải rút kinh nghiệm tại sao thất bại và tìm ra nguyên nhân thất bại để xác định lại hướng đi.

Nhưng thực tế, nhiều phụ nữ khởi nghiệp đều có suy nghĩ học ngành gì ra khởi nghiệp ngành đó. Hoặc làm cho doanh nghiệp nào, khi tách ra hoặc nghỉ việc lại làm đúng lĩnh vực đó. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây thất bại.

Bên cạnh đó, khi chị em kinh doanh hay mở công ty, khi thất bại lại có suy nghĩ kinh doanh sản phẩm khác sẽ đem lại cho mình thành công và bắt đầu lao theo hướng đó. Đây cũng là yếu tố tạo nên thất bại.

Để vượt qua, các bạn khởi nghiệp cần phải học hỏi từ chính những thất bại, đánh giá nguyên nhân thất bại để tránh những sai lầm.

Theo chuyên gia Phạm Thành Long, có 3 nguồn tham khảo từ sự thất bại. Đó là:

– Thất bại từ chính bản thân mình, có thể rút kinh nghiệm từ những hoạt động của mình.

– Thứ hai, tham khảo từ chính những người dẫn dắt mình trong nghề nghiệp.

– Thứ ba là học hỏi các phương pháp hoạt động, thay dổi phương pháp sản xuất, kinh doanh.

Biết được nguồn thất bại từ đâu, những người khởi nghiệp sẽ rút ra kinh nghiệm và vượt qua thất bại. Điều quan trọng nhất là các startup nhận ra được thất bại và biết dừng đúng lúc để “nạp năng lượng” và chiến đấu tiếp.

Theo PNVN