Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt  Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.

Th-tng-ga.p-g-17-doanh-nghie.p-Nha.t-Bn-5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản tại Chiyoda-ku, Tokyo.

Theo nghiên cứu của Deloitte, trong năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ toàn ngành đạt đến 180 tỉ USD và sẽ tăng trưởng liên tục trong những năm tới. Trong đó, kênh phân phối truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo, với tỉ lệ hơn 50% ở các đô thị lớn.

Giải pháp tối ưu

Tuy nhiên, các kênh phân phối online lại có tỉ lệ tăng trưởng rất hấp dẫn. Hiện, nhu cầu mua sắm thông qua kênh online hiện đang chỉ 30% nhưng đang trên đà tăng nhanh. Người dùng mua sắm online các sản phẩm chính hãng về mỹ phẩm, sữa, thời trang… ngày một nhiều hơn.

“TMĐT sẽ là xu hướng mua sắm mới với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Đây là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp sản xuất phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi, mang tiện ích và trải nghiệm tốt đến cho người tiêu dùng”, bà Trần Phương Thảo Quản lý phát triển kinh doanh – kênh Thương mại điện tử Frieslandcampina nhận xét.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), trong giai đoạn này, thương mại điện tử là giải pháp tối ưu cho nền kinh tế và doanh nghiệp toàn cầu khi phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, việc Chính phủ ban hành Quyết định 1968 sẽ là động lực để các doanh nghiệp mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Cụ thể hoá mục tiêu

Đề án nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xây dựng, hình thành Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số với 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 200.000 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu của 10 thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Phấn đấu 25% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ 100.000 lượt doanh nghiệp và 25% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số; 100% tổ chức xúc tiến thương mại và trên 100.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

Ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, do ảnh hưởng từ đại dịch, các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm như hội chợ, hội thảo, kết nối cung cầu trong và ngoài nước… bị hủy hoặc hoãn cả trong nước và trên hều hết các thị trường xuất khẩu. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại là hoạt động mang tính chiến lược, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp.

Đại diện sàn thương mại điện tử Alibaba khuyến cáo, phương thức ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại không ngừng biến đổi và ngày càng đa dạng hơn. Động lực thực sự của xu hướng dịch chuyển nói trên xuất phát từ thực tế mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp bất kể lớn hay nhỏ trên toàn cầu đã và đang phải đối mặt với một thị trường thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, đòi hỏi mọi mô hình kinh doanh và quản lý theo truyền thống phải thay đổi một cách căn bản và thích ứng.

Lê Hà