Hiện nay tại Việt Nam có 3 nhà mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel đang gấp rút “thử nghiệm mạng 5G” để đem lại lợi ích cho cộng đồng và phù hợp thực tế CMCN 4.0 và chuyển đổi số.
Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết, sau khi thử nghiệm thương mại xong, các nhà mạng phải có đánh giá kết quả thử nghiệm về tính năng kỹ thuật, nhu cầu thị trường, khả năng thương mại và kinh doanh trong tương lai… để cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan nhu cầu mới mà 5G mang lại.
Việc triển khai 5G hoàn toàn phụ thuộc nhu cầu của thị trường, có thể không triển khai ngay trên toàn quốc 1 lúc như NQ52 mà sẽ triển khai ở 1 số thành phố lớn (như Hà Nôi, TP Hồ CHí Minh, Đà Nẵng) có nhu cầu về tốc độ cao, mật độ số người sử dụng lớn, hoặc ở ngay các khu công nghiệp có đầu tư nước ngoài có nhu cầu thiết kế, vận hành, xây lắp các nhà máy thông minh, hoàn toàn máy móc vận hành theo mục tiêu, kỳ vọng của Bộ là triển khai sớm ngay trong 2021.
Theo ý kiến các chuyên gia tại hội thảo đều khẳng định, 5G là công nghệ phù hợp cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bởi nó có tốc độ truyền siêu tốc và độ trễ rất thấp, có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực và khả năng kết nối diện rộng, tốc độ cao, đem lại ứng dụng lớn trong nền kinh tế, từ giáo dục, y tế, sản xuất… trong các DN, đến Chính Phủ, người dân…Đặc biệt trọng điều khiển các thiết bị IoT. Vì vậy, các nhà mạng phải tận dụng cơ hội này và Việt Nam đã chủ động bước lên “chuyến tàu” 5G một cách mạnh mẽ.
Các nhà mạng đều khẳng định, với tốc độ cao hơn 10 lần so với 4G hiện tại, 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán khó hơn về mạng dữ liệu, mang tới những trải nghiệm tốc độ mượt mà hơn, Số lượng máy tham gia thử nghiệm chưa nhiều.
Về giá cước, hiện nay phải tuân thủ quy định chung. Nhưng các gói cước và cách tính cước thì cơ bản dựa trên nền tảng của dữ liệu 4G. Các nhà mạng đều tương tự vậy. Nhưng trong việc chăm sóc khách hàng cũng như các nhóm dịch vụ đặc biệt, mỗi nhà mạng sẽ có chiến lược riêng.
Về vấn đề đổi SIM, công nghệ và việc phát triển 5G như đợt thử nghiệm thì hầu hết các nhà mạng phát triển trên cơ sở gần như không phải đổi SIM. Tuy nhiên, cần phải có thiết bị đầu cuối chuyên dụng cho 5G. Hiện nay một số hãng sản xuất điện thoại di động trong nước và trên thế giới đã bắt đầu cung cấp các thiết bị này nhưng với số lượng còn hạn chế. Khi Bộ TTTT cấp phép sẽ là lực đẩy để các smartphone 5G đa dạng hơn.
Tuy vậy, nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng cho rằng, khi nói đến cơ hội của 5G cũng phải nói đến thách thức đi kèm. Cơ hội cho Việt Nam cũng có nhiều đối tượng như nhà cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất thiết bị, nhà nước, người dùng.
Nguyên Thứ trưởng nhấn mạnh: không hy vọng 5G triển khai rộng rãi ở nông thôn như 3G, 4G; mỗi người dùng 1 smartphone 5G. Vì cự ly truyền sóng thấp, nhà mạng sẽ rất tốn kém. Và triển khai 5G thời điểm nào? Nhà quản lý luôn băn khoăn câu hỏi này. Nếu chúng ta triển khai 5G muộn sẽ biến cơ hội thành thách thức, sẽ đi sau, không đuổi kịp các nước, hạn chế phát triển kinh tế, xã hội. Nếu triển khai sớm quá, tốn kém lớn hạ tầng đầu tư của doanh nghiệp. Chọn thời điểm triển khai cũng là bài toán”.
Cần cẩn trọng với yếu tố khách quan bên ngoài, công nghệ, tiêu chuẩn đó đã trở thành chính thức, được ITU chấp thuận chưa. Thời 3G, 4G, các tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra sớm, ITU sẽ tập hợp lại, ban hành chuẩn chung. Với 5G, theo kế hoạch ITU thì 2020 tiêu chuẩn 5G mới được ban hành. Tiêu chuẩn đã được áp dụng chính thức chưa? Nếu không cẩn thận sẽ theo chuẩn của nhà sản xuất, sau này có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm các nước, khoảng 10% (dân số 6 tỷ, triển khai chính thức khoảng 600 triệu). Với Việt Nam, giai đoạn này thử nghiệm công nghệ và thương mại thì rất tốt. Nhưng chính thức thì phải… vừa ném đá vừa dò đường.
Đây cũng cần dựa vào một số yếu tố để triển khai 5G, như trên thực tế doanh thu của VNPT năm 2020, data có khoảng 33 – 34%, còn lại là 2/3 thoại và tin nhắn). Đấy là những yếu tố cân nhắc xem xét khi nào triển khai chính thức đại trà tại Việt Nam. Triển khai đúng sẽ mang lại nhiều cơ hội, sai sẽ mang lại nhiều thách thức.
Theo lộ trình, việc dừng các công nghệ không còn phù hợp là bài toán rất lớn. Nếu tắt sóng sớm 2G, 3G sẽ giúp nhà mạng tiết kiệm nhiều chi phí. Hiện có 2 công nghệ đang triển khai phục vụ công cộng (2G, 3G, 4G), làm thêm 5G, quá nhiều công nghệ sẽ tạo lãng phí trong vận hành, khai thác mạng lưới. Tần số sử dụng cho công nghệ không còn phù hợp, quá ít thuê bao thì không hiệu quả. Dừng công nghệ khi số thuê bao còn lớn như 2G chỉ sử dụng thiết bị đầu cuối phổ thông còn khoảng 22 triệu thuê bao; đầu cuối 3G khoảng 5,5 triệu thuê bao… đây là con số lớn. Bộ cũng có chủ trương lớn là chuyển đổi smartphone, các nhà mạng (Vinaphone,Viettel, Mobifone..) triển khai tích cực trợ giá thiết bị đầu cuối, xây dựng gói cước, phương án cung cấp dịch vụ cho người dùng phù hợp, phủ sóng 4G bù vào các khu vực trước đây đang phủ sóng 2G, 3G chưa có chất lượng tốt… Đồng thời, có chương trình triển khai dịch vụ thoại trên nền 4G, dần thay thế trên nền 2G, 3G. Đồng hành cũng có chương trình tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dùng sử dụng điện thoại thông minh; điện thoại thông thường như truyền thống nhưng sử dụng công nghệ 4G, 5G… |
Diễm Hương