Make in Vietnam được xem là chiến lược giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh sáng tạo, nâng cao giá trị sản phẩm và am hiểu nhu cầu để chinh phục người tiêu dùng Việt.
Tư tưởng của Bộ Thông tin và truyền thông về “Make in Vietnam” là rất đúng, để chúng ta làm chủ công nghệ và đăng ký bản quyền. Vấn đề mấu chốt là không “hồn Trương Ba da hàng thịt”. Như chúng ta đều biết, chiếc xe máy của Thái Lan chỉ cần động cơ, còn các linh kiện khác đều được sản xuất tại các nước khác. Nhưng đi đâu cũng mang thương hiệu xe Thái.
“Gió đổi chiều”
Nếu nói hàng Việt trong siêu thị chiếm 90% thì cũng chưa hẳn, thậm chí cả hàng lương thực, thực phẩm. Chúng ta phải tự thiết kế, tự chế tạo từ mẫu mã hàng thực phẩm, lương thực đến hàng tiêu dùng cho người Việt Nam thì mới được.
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp sản xuất đã không dừng lại ở việc lắp ráp, gia công mà họ đã và đang nỗ lực cống hiến trong nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ mới, bắt nhịp cuộc cách mạng số, với niềm tự hào là sản phẩm “Make in Vietnam”. Đây là những điều kiện tiên quyết để sản phẩm Việt chiếm được lòng tin và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng.
Qua theo dõi “bản đồ” thị trường bán lẻ Việt Nam, cách đây hơn 10 năm, khoảng 2010 – 2011 chúng ta bị mất đến hơn 50% thị phần bán lẻ. Bởi các nhà đầu tư nước ngoài, như Big C, Metro, Lotte Mart… vào Việt Nam M&A hoặc đầu tư trực tiếp.
Tuy nhiên, khi Masan mua chuỗi VinMart của Vingroup để trở thành một tập đoàn bán lẻ thì “gió đã đổi chiều”. Từ giai đoạn này đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có nhận thức về vấn đề bị thâm nhập, thôn tính và lấn chiếm thị phần bán lẻ ở thị trường Việt Nam.
Thứ nhất, về sáp nhập, Saigon Coop đã mua lại toàn bộ hệ thống của hệ thống mạng lưới của Osan trước khi họ rút lui khỏi thị trường Việt Nam.
Thứ hai, về đóng cửa chuỗi hệ thống nước ngoài tại Việt Nam, Packson của Malaysia đã phải đóng cửa nhiều trung tâm thương mại, Big C (Pháp), Metro (Đức) đã “rời đi” và bán lại cho Thái Lan.
Gần đây, tập đoàn I Mart cũng đã nhượng lại thương hiệu của mình cho Trường Hải. Trước đó, Supru (Singapore) cũng đã nhượng bán cho Vincombi.
Thứ ba, sau khi mua lại WinCommerce, Masan đã tái cấu trúc thành công toàn bộ chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+. Mặc dù thời gian qua hãng này họ có sự sắp xếp và đóng cửa vài trăm điểm, nhưng độ phủ sóng của WinMart và WinMart+ cũng còn rất lớn.
Thứ tư, Masan tiếp tục mở rộng và đầu tư vào cà phê Phúc Long chuỗi thương hiệu Việt. Tại khu vực phía nam, Saigon Coop cũng đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, tập trung vào ngành hàng tươi sống, như Coop Food… Saigon Coop đặt mục tiêu với 2.000 điểm bán lẻ vào năm 2025.
Điểm qua tình hình cho thấy, đã có sự quay trở lại của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên, việc “giành lại” thị phần đã khó, nhưng giữ lại thị trường còn khó hơn. Bởi “khuyết tật” của bán lẻ Việt Nam vẫn còn như: câu chuyện liên kết, gắn bó với sản xuất, chiết khấu… đối với nhà cung ứng. Ngoài ra, đa số các doanh nghiệp Việt là vừa và nhỏ, cho nên yếu về mở rộng thị phần, đầu tư chiều sâu, nâng cao thiết bị, đào tạo nhân lực rất khó khăn.
Chinh phục người tiêu dùng
Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) công bố 90% hàng Việt trong siêu thị, 62% ở chợ. Nhưng 90% là hàng thực phẩm tươi sống trong siêu thị là hàng Việt thì tôi đồng ý. Còn 90% hàng điện máy thì chưa chính xác, vì lĩnh vực này chủ yếu là “hàng ngoại”. Cho nên, chỉ có dụng cụ gia đình, thực phẩm thì chiếm 90% hàng Việt.
Sức hút của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam tập hợp còn yếu, chưa tập hợp sức mạnh doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, khen nhiều chê ít. Chính điều này khiến doanh nghiệp bán lẻ Việt không tiến bộ. Vào các cửa hàng bán lẻ của các doanh nghiệp Việt sẽ nhận thấy sự ít đổi mới như các doanh nghiệp ngoại.
Từ “Make in Vietnam”, nhìn lại vấn đề thống kê, minh bạch, cạnh tranh không bình đẳng… hiện nay còn rất “mù mờ”, sự thống lĩnh thị trường và độc quyền “giáp ranh” rất gần nhau. Vấn đề chuyển đổi số đáp ứng cho sự đổi mới vẫn còn yếu.
Điểm yếu của bán lẻ Việt Nam là hạ tầng thiếu, giao dịch mua bán công khai không có, thiếu vắng các sàn giao dịch nông sản lớn trên cả nước.
Đã có kinh nghiệm từ các nước nhưng chúng ta vẫn chưa làm, không đầu tư cho sàn giao dịch, không đầu tư kho dự trữ cho nông dân để dẫn đến tình trạng ép cấp, ép giá từ thương lái hoặc một số nhà bán lẻ “thiếu chữ tâm”.
Đứng trước những thay đổi của thị trường, chúng ta phải làm chủ công nghệ, sáng tạo, phát triển ra các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có thể xây dựng được một thị trường bán lẻ Make in Vietnam để nâng cao sức cạnh tranh.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú