wto-la-gi-4

Sự rút lui của Nga gia tăng áp lực cải tổ với WTO

Hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, tài chính, thương mại nhằm vào Nga khiến Tổng thống Putin tột cùng bất mãn. Hội đồng Châu Âu là tổ chức mà Nga là thành viên lớn theo mọi nghĩa đã hoàn toàn chống lại họ.

Đến lượt Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã không xem Nga là một yếu tố cấu thành; Mỹ và châu Âu phớt lờ quy trình xử lý thành viên vi phạm, tự quyền loại Moscow khỏi SWIFT, tước bỏ tối huệ quốc tế, tấn công hàng hóa Nga không theo bất cứ điều luật quốc tế nào.

Người Nga hiểu rằng, các tổ chức này không còn chào đón mình, và không có lý do gì để tiếp tục ở lại. Rút lui là hợp lý. Moscow đã rút khỏi Hội đồng Châu Âu, kế đến là từ bỏ WTO.

Lần đầu tiên kể từ khi WTO ra đời, sắp có một thành viên từ bỏ tổ chức. Xét về phương diện toàn cầu hóa, ông Putin đi ngược “bánh xe lịch sử”, tự khu biệt, cô lập nền kinh tế. Theo nhiều chuyên gia, động thái này mang đến hệ quả rất nghiêm trọng.

Nhìn tổng quan, Nga không còn được chơi theo luật chung về thương mại, không chịu bất cứ chế tài nào liên quan đến phòng vệ thương mại, thuế quan, ưu đãi. Nghĩa là các quốc gia “không thân thiện” không còn cơ sở pháp lý tiếp tục trừng phạt Nga. Nếu có, cũng chỉ là hành động đơn phương của các bên trong môi trường thương mại không được soi chiếu bởi ánh sáng của công lý quốc tế.

Tác động tiêu cực dễ thấy nhất là hàng hóa xuất khẩu của Nga bị đánh thuế cao hơn, do không còn hưởng chế độ thành viên WTO. Mặt khác tăng tính chất rủi ro, nguy cơ bị đối xử bất công bằng, doanh nghiệp Nga phải “cắn răng” chịu đựng vì không còn tư cách kiện tụng bất cứ hành vi “chơi xấu” nào.

Nếu rút khỏi WTO, đường lối ngoại giao của Kremlin cũng thay đổi theo, tăng cường quan hệ song phương, tìm kiếm đối tác thương mại mới. Trên thực tế còn rất nhiều quốc gia đang phát triển không tham gia trừng phạt Nga, chưa bày tỏ thái độ ngả về bên nào. Ví dụ, Trung Quốc, Ấn Độ,…

Trong bối cảnh WTO tồn tại nhiều khiếm khuyết, hành động của Nga xem chừng có ảnh hưởng lớn hơn cả khi ông D. Trump kêu gọi “tẩy chay” tổ chức này hồi năm 2018.

Liệu ông Putin có thể tự mình thiết lập trật tự thương mại mới? Đủ hấp dẫn để thu hút các mạng lưới thương mại song phương mà không cần sự giám sát từ khung khổ luật pháp quốc tế?

gettyimages-1157184458-2048x2048

Thương mại toàn cầu sang trang mới hay trở nên hỗn loạn?

Thứ nhất, Nga có “quân bài” dầu khí; dù muốn hay không, tất cả cũng cần Nga để đảm bảo an ninh năng lượng, chống lạm phát, suy thoái, bất ổn chính trị, xã hội. Như vậy, năng lượng sẽ giúp Putin tập hợp xung quanh mình hệ thống bạn hàng đông đảo.

Khí đốt Nga đang nắm giữ vệnh mệnh ngành nông nghiệp toàn cầu, hàng trăm triệu người xích gần đến nạn đói do giá phân bón tăng cao, thiếu nguồn cung vật tư nông nghiệp. Vấn đề lập tức được giải quyết nếu thương mại với Nga thông suốt.

Thứ hai, khả năng ra đi của Nga để lại áp lực cải tổ WTO, vì tổ chức này không đủ sức răn đe xung đột thương mại giữa các cường quốc. Tính công bằng, minh bạch của WTO bị đặt dấu hỏi, vì bao nhiêu năm nay sự ảnh hưởng của Mỹ là quá lớn.

WTO lập ra nhằm mục đích bảo vệ trật tự thương mại, hướng đến tự do thương mại, ủng hộ lệnh cấm vận kinh tế Nga, Iran, Triều Tiên, Venezuela, Cuba,…theo ý chí chính trị của Mỹ và đồng minh là cách làm không hợp logic.

Như vậy, cách thoái lui của Putin là con đường thoát hiểm khả dĩ nhất lúc này. Tuy nhiên, thương mại toàn cầu sang trang mới hay trở nên hỗn loạn vẫn là dấu hỏi.

Trương Khắc Trà