quy-hoach-su-dung-dat

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang lấy ý kiến lần 2 quy định 9 nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thứ nhất, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối, phân bổ nhu cầu sử dụng đất của các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.

Thứ hai, quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ ba, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thứ tư, được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ năm, nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện đến từng thửa đất.

hinh-anh-quy-hoach-su-dung-dat-la-gi-2

Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính liên kết vùng

Thứ sáu, sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Thứ bảy, sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Thứ tám, bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; phân bổ nguồn lực đất đai đảm bảo cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.

Thứ chín, dân chủ, công khai, minh bạch.

Được biết, ngày 13/11, tại kỳ họp thứ II Quốc hội Khóa XV với sự tán thành của  92,18% đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025).

Trao đổi với phóng viên, GS.TSKH Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết quy hoạch sử dụng đất là tiền đề quan trọng để đảm bảo và nâng cao hiệu quả việc “vốn hóa đất đai” cũng như là động lực cho nền kinh tế phát triển trong giai đoạn tới.

“Tuy nhiên, một quy hoạch dù tốt đến đâu cũng chỉ khả thi khi tất cả các chủ thể liên quan đồng lòng thực hiện, vì mục tiêu chung, trong đó vai trò của những cơ quan đầu mối, có vai trò điều tiết như Chính phủ, Bộ TN&MT,… là hết sức cần thiết” – GS. Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Diệu Hoa