PINK0502

KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam

Đó là các nội dung được giới chuyên gia đề xuất tại Hội nghị Đô thị toàn quốc 2022 do Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức.

Phát triển đô thị còn duy ý chí, không theo quy luật thị trường 

Theo KTS. Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn Quốc gia, ở góc độ địa kinh tế và kinh tế đô thị, hệ thống đô thị chưa phát huy hết những tiềm lực kinh tế trong bối cảnh đầu tư dàn trải và nhiều trường hợp phát triển đô thị còn duy ý chí và không theo quy luật thị trường.

Ở độ sinh thái môi trường, hệ thống đô thị chưa phát huy hết những tiềm lực, phát triển ở những vùng không thuận lợi về sinh thái môi trường, dẫn tới vừa phá huỷ hệ sinh thái, vừa tốn tiền đầu tư.

KTS Phạm Thị Nhâm cũng cho biết, nhìn từ góc độ văn hóa xã hội, chưa có quan điểm rõ ràng và khả thi đối với mục tiêu văn hoá – xã hội, đặc biệt là chủ đề công bằng xã hội và bản sắc văn hoá trong không gian đô thị.

PINK0627

KTS. Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn Quốc gia

Đồng thời, hệ thống đô thị Việt Nam chưa thích ứng được với biến đổi khí hậu cũng như chưa phát huy hết tiềm lực mà biến đổi khí hậu mang lại.

Trong khi đó, KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, sự phát triển của các đô thị còn nhiều yếu tố chưa bền vững, trong đó, hạ tầng đô thị vẫn chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị chưa được quan tâm và chưa có kế hoạch tổng thể để thực hiện, nguồn lực còn thiếu và chưa được xã hội hóa.

KTS Trần Ngọc Chính thẳng thắn chia sẻ, quy chuẩn, tiêu chuẩn chậm đổi mới, chưa nhận thức được đầy đủ về mặt quy hoạch, chưa phát huy được vai trò của quy hoạch đô thị đối với sự phát triển kinh tế. Điển hình là việc mặc dù đã được phê duyệt, nhưng khi quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia được thông qua thì quy hoạch tỉnh phải điều chỉnh.

Đổi mới tư duy quy hoạch đô thị

Theo KTS Trần Ngọc Chính, cần đổi mới tư duy quy hoạch đô thị, lấy con người làm trung tâm. Kết cấu hạ tầng đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực cho sự phát triển.

quy-hoach-2-1649162119662585181897

Cần đổi mới tư duy quy hoạch, hướng đến phát triển đô thị bền vững

Đồng quan điểm, KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam đề xuất định hướng phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, phù hợp với từng vùng, miền, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; Hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới; Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh và hiệu quả.

Trong khi đó, KTS Phạm Thị Nhâm cũng cho rằng cần tạo cơ hội phát triển công bằng cho người dân và giảm thiểu chênh lệch trong chất lượng sống.

“Vấn đề công bằng biểu hiện trong việc phân bố không gian lãnh thổ là giải quyết sinh kế đi đôi với thu nhập, an sinh, bao gồm y tế, giáo dục, nhà ở, tiếp cận hạ tầng và sinh thái môi trường. Việc phát triển hệ thống đô thị không đảm bảo đạt được cả yếu tố công bằng, nhưng nó có thể hỗ trợ việc hướng tới các giá trị này”, bà Phạm Thị Nhâm chia sẻ.

Theo bà Nhâm, việc quy hoạch đô thị phải gắn với phát triển và phân bố hợp lý hệ thống đô thị theo vùng miền; đề cao yếu tố môi trường, phục hồi sinh thái và các hoạt động phát thải carbon thấp.

Đồng thời, việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội, chú trọng chất lượng môi trường sống đô thị – nông thôn, huy động tổng hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là những quan điểm quan trọng chi phối vấn đề quy hoạch đô thị Việt Nam.

Diệu Hoa