Chuyển tới nội dung

Quy định sở hữu chung cư có thời hạn được Chính phủ gỡ bỏ

Tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất được trình Quốc hội, Chính phủ chính thức không còn quy định về sở hữu chung cư có thời hạn.

Vấn đề quy định về sở hữu nhà chung cư hiện nay đang là câu chuyện có rất nhiều ý kiến trái chiều. Chính phủ nhận định rằng đây là vấn đề có tác động lớn trong xã hội, lấy ý kiến và tiếp thu nhiều lần.

Dựa trên những đóng góp ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định bỏ quy định sở hữu chung cư nhà có thời hạn. Tuy nhiên, trách nhiệm phá dỡ và cải tạo chung cư cũng như các chính sách về thời hạn sử dụng đang được nêu ra và bổ sung.

Theo thông báo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi góp ý Luật Nhà ở (sửa đổi), cơ quan này đề nghị Chính phủ rà soát và không quy định thời hạn sở hữu chung cư, tuy nhiên cần có quy định chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự thủ tục di dời, phá dỡ nhà chung cư cũ. Trong trường hợp cần thiết Chính phủ có thể trình Quốc hội ý kiến khác, nhưng phải làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, đánh giá tác động và phân tích ưu, nhược điểm từng phương án để Quốc hội thảo luận.

Thực tế, nguyên nhân chính khiến việc cải tạo chung cư cũ gặp vướng mắc là do chưa quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư. Có thể thấy, các tòa nhà cũ đã xuống cấp không thu hút được các chủ đầu tư tham gia xây mới. Ngoài ra, một số khó khăn có thể kể đến như việc chưa rõ quy định về cách xác định hệ số bồi thường, quy đổi tính giá trị căn tái định cư, lợi nhuận chủ đầu tư được hưởng khi làm dự án.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng các quy định cần được cụ thể, mang tính khả thi về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời người dân, phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không còn an toàn cho việc sử dụng để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000 tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn hộ nhà chung cư. Từ vấn đề này, Luật Nhà ở 2014 quy định cho phép cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư) tại các khu vực được phép. Vậy nên Chính phủ giữ nguyên quy định về dự thảo luật nhà ở về việc cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua và sở hữu nhà riêng lẫn căn hộ tại Việt Nam.

Liên quan tới hình thức sử dụng đất để phát triển nhà ở thương mại, Chính phủ đã thay đổi các quy định theo hướng kế thừa luật hiện hành đối với trường hợp như quyền sử dụng đất ở hoặc có quyền sử dụng đất ở và đất khác. Đồng thời, bổ sung trường hợp có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền thuê đất trả tiền một lần cho thời gian thuê, và trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất khác, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Những quy định sau khi được cấp Giấy chứng nhận về nhà ở, theo Luật Đất đai 2013 các chủ sở hữu mới sẽ không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Nếu muốn được công nhận, chủ sở hữu phải hoàn thiện các thủ tục hành chính với Nhà nước. Do đó dẫn đến việc hạn chế khi thực hiện giao dịch, mua bán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) bao gồm 13 chương, 196 Điều, tăng 13 điều so với Luật Nhà ở 2014. Theo đó, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, thảo luận tại kỳ họp vào tháng 5 tới.

Vi Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved