Chuyển tới nội dung

Quy định mới của EU về dư lượng hóa chất trong nông sản, thực phẩm

Theo kế hoạch, quy định mới của EU về dư lượng hóa chất áp dụng trên nông sản, thực phẩm sẽ có hiệu lực vào ngày 26/9/2023.

Ủy ban châu Âu EU vừa ban hành Quy định mới liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole trong hoặc trên một nông sản thực phẩm. Theo đó, các sản phẩm nông sản, thực phẩm như rau, củ, quả tươi và đông lạnh; Nhóm các loại hạt, điều cà phê, chè, nhóm sản phẩm gia vị, ngũ cốc, hạt có dầu và sản phẩm động vật trên cạn thịt các loại, trứng sữa, mật ong…

Mức MRL các hoạt chất trên các loại sản phẩm khác nhau từ 0,01 mg/kg. Tuy nhiên, EU cũng đưa ra mức quy định dư lượng MRL của một trong các hoạt chất trên từ 0,05 mg/kg, 0,07 thậm chí 1,5 mg/kg trong các nhóm sản phẩm như: rau, củ rau gia vị, thịt và nội tạng động vật. Năm 2023, EU tập trung sửa đổi rất nhiều các quy định MRL tại Quy định (EC) số 396/2005. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 26/9/2023.

Quy định mới của EU về dư lượng hóa chất áp dụng trên nông sản, thực phẩm sẽ có hiệu lực vào ngày 26/9/2023.

Cạnh đó, Ủy ban châu Âu EU cũng ban hành Quy định mới liên quan đến mức MRL asen tối đa trong một số loại thực phẩm như: gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo, thực phẩm dinh dưỡng trẻ em, nước hoa hoa quả, sản phẩm hoa quả cô đặc, muối. Ngưỡng MRL Asen dao động từ 0,01 đến 0,15 mg/kg sản phẩm. Quy định này áp dụng trực tiếp trên tất cả các thành viên EU và có hiệu lực từ ngày 26/3/2023.

Trước đó, EU cũng đã ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số hàng hóa được nhập khẩu vào EU. Cụ thể, quy định sửa đổi một số mặt hàng của Việt Nam như: mì ăn liền có chứa gia vị, bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%.

EU hiện là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản, thực phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2022, một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này bị cảnh báo vì vi phạm an toàn thực phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu các mặt hàng trên sang EU cần nắm rõ quy định để xuất khẩu thuận lợi, bền vững.

Tuấn Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved