Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 164/NQ tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định 11/2013 ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị.

cho-dem-epic-town-enternews-1608560605

Hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại dự án Epic Town khu đô thị mới Điện Thắng đang nhận được sự quan tâm của người dân địa phương và thu hút nguồn lực kinh tế từ nhiều nhà đầu tư

Cụ thể, đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014: Các dự án này không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định 11/2013/NĐ-CP.

Đối với các dự án chưa hoặc đang thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 thì thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định 11/2013/NĐ-CP.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan và đảm bảo việc kết nối đồng bộ của các dự án trong mỗi khu vực đô thị.

Theo một chuyên gia bất động sản: Thời gian qua ghi nhận các doanh nghiệp bất động sản, đầu tư xây dựng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là khu vực miền Trung chịu thiệt hại lũ lụt nặng nề… đặc biệt, các vướng mắc về trình tự, thủ tục của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014 với Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 11/2013 đã khiến các doanh nghiệp trên không khỏi “lao đao”.

Cũng theo vị chuyên gia trên, động thái kịp thời của Chính phủ ban hành Nghị quyết 164/NQ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì đầu tư kinh doanh, góp phần ổn định thị trường và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chính phủ quyết định việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 1/7/2015 (khi Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ đầu năm 2020.

“Việc đầu tư công triển khai đồng bộ cơ sở hạ tầng trong thời gian tới đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm, do đó chưa đầy 5 năm tới, “cú hích” hạ tầng sẽ tạo đòn bẩy vững chắc cho sự phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển công – nông nghiệp và thúc đẩy tiềm năng đô thị hóa sẽ khiến thị trường bất động sản có sức tăng trưởng hấp dẫn” – vị chuyên gia trên khẳng định.

“Bắt mạch” đầu tư

Phải thừa nhận hiện nay bất động sản Quảng Nam đang là “miếng bánh ngọt” của không ít nhà đầu tư khi chính quyền nơi đây vừa thống nhất thông qua đề xuất phát triển đô thị Khu đô thị Điện Thắng năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, đến 2025, Khu đô thị Điện Thắng được phát triển xây dựng quy mô 754,83 ha và đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 867,1 ha với tổng kinh phí xây dựng dự kiến khoảng 3.359 tỉ đồng.

Cụ thể, dự án tuyến đường và cầu ĐH7 bắc qua sông Vĩnh Điện và danh mục 18 dự án hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội ưu tiên đầu tư, xây dựng với tổng vốn khoảng 878,61 tỉ đồng và các dự án phát triển đô thị với tổng vốn khoảng 2.480 tỉ đồng đang dần được tiến hành.

Do đó, loạt dự án như Epic Town, Điện Thắng Cetral, Diamond City… tại cùng vị trí cửa ngõ kết nối giao thương Quảng Nam – Đà Nẵng đang thực sự thu hút người dân có nhu cầu an cư và các nhà đầu tư đã khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế vùng.

mlc-enternews-1608560975

Dự án Mallorca River City tại Bắc Quảng Nam đang được giới đầu tư đánh giá cao

Cũng tại Quảng Nam, việc chính quyền TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đồng thuận “khơi dậy” tiềm năng của tuyến sông Cổ Cò huyền thoại đã thổi thêm “luồng sinh khí” mới cho các dự án bất động sản nơi đây.

Nói là làm, đầu tháng 12/2020, phát lệnh thi công nạo vét sông Cổ Cò chính thức “nổ ra”, từ đây tuyến sông có chiều dài hơn 14km từ thành phố Hội An đến phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) kết nối Nam Đà Nẵng chính thức mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng…

Việc nạo vét tuyến sông trên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Quảng Nam – là công trình giao thông cấp 2 để thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn… với tổng vốn đầu tư được phê duyệt lên đến 850 tỷ đồng.

Chưa hết, ngoài việc đầu tư thi công nạo vét luồng sông Cổ Cò với bề rộng đáy luồng 40m, bề mặt luồng từ 60 – 90m, độ sâu mực nước hơn 2,3m… UBND tỉnh Quảng Nam còn đầu tư xây dựng 2 cây cầu và đường dẫn hoàn chỉnh gồm cầu Nghĩa Tự và cầu Ông Điền, hệ thống giao thông, điện chiếu sáng… với vốn đầu tư bổ sung thêm 554,5 tỷ đồng.

Từ đây, loạt dự án như Rosa Riverside, Mallorca River City, One World Regency… dọc tuyến sông trên và nằm trên trục đường chính nối TP Đà Nẵng đến phố cổ Hội An, kế sông Cổ Cò hạ tầng hoàn chỉnh đến trên 90% kèm theo nhiều tiện ích nổi bật khiến giới đầu tư không thể bỏ ngỏ.