Duc-Nga

Công ty dầu mỏ Rosneft của Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ có thể giúp “tẩy” lệnh cấm vận

Với khung khổ áp giá trần dầu thô Nga, mức giá trần sẽ được áp dụng từ khi bắt đầu vận chuyển bằng đường biển cho đến khi bán lô dầu mỏ đầu tiên trên đất liền ở một khu vực tài phán khác ngoài lãnh thổ Nga.

Nếu tuân theo sự điều chỉnh này, dầu mỏ Nga hoàn toàn không thể giao dịch ở bất cứ địa điểm bình thường nào trên thế giới. Và nó cũng có nghĩa rằng, hoạt động mua bán dầu mỏ có thể diễn ra trên biển, ở những vùng đất xa xôi hẻo lánh, nhưng rất ít khách hàng có thể chấp nhận phương thức này.

Bởi, suy cho cùng, giá dầu 60USD/thùng có lợi cho bên mua, đẩy hoàn toàn thiệt hại về phía Nga. Mới đây, Moscow có hành động đáp trả- không bán dầu cho bất cứ quốc gia nào tham gia lệnh cấm vận nhằm vào họ.

Không loại trừ khả năng Nga giảm sản lượng khai thác, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường toàn cầu. Mỹ và châu Âu hiện là hai khu vực kinh tế rất “mẫn cảm” với giá năng lượng.

Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, dầu xuất khẩu từ Nga sẽ không bị áp giá trần nếu chúng “đã trải qua quá trình xử lý đáng kể” trên lãnh thổ của một quốc gia khác.

Ví dụ, dầu thô Nga có thể được chế biến bước đầu ở bất kỳ nhà máy nào trên thế giới, và chúng không còn chịu sự kiểm soát của lệnh cấm vận. Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Hungary,… là những quốc gia có thể giúp Nga bán dầu theo cách mà phương Tây ưa thích.

Như vậy, EU, G7, Thụy Sĩ và Australia đã chừa cho mình một kẻ hở để không rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu về năng lượng, đồng thời cứu vớt hàng chục nhà máy lọc dầu của các nước này, trên khắp thế giới đang bị đóng cửa vì không có dầu thô.

LPEM5UXWXNKAJI4X4WA37HKFQ4-1656491299430

Sự phụ thuộc của nhiều quốc gia vào năng lượng Nga quá rõ ràng

Nước đi “lạ” của phương Tây cho thấy điều gì? Đầu tiên, dầu thô vẫn là thứ “vũ khí” vô cùng uy lực, không dễ dàng gì cho phương Tây khi họ muốn Nga chịu sự áp đặt về giá cả và càng khó khăn hơn trong việc phong tỏa lĩnh vực kinh tế xương sống này. Bởi vì lý do đơn giản, tất cả đều cần dầu.

Sự kiện này trực tiếp chứng minh “quyền năng cấm vận” của Mỹ và một số cường quốc phương Tây đã đạt đến giới hạn sử dụng, và nó không thể tránh được “tác dụng phụ” nếu đối phương sở hữu trữ lượng dầu đủ để đối tác cảm thấy bị lệ thuộc.

Nga và năng lượng của quốc gia này là một phần không thể thiếu với nền kinh tế toàn cầu, việc tách ra khỏi hệ thống chung sẽ gây rối loạn. Lạm phát, suy thoái ở châu Âu và Mỹ là chứng cứ rõ ràng.

Liệu các chuyên gia thương mại Mỹ đã tiên lượng không chuẩn xác về các kịch bản khi quyết định áp trần giá dầu thô của Nga? Động thái trên không khác gì bước xuống thang có thể coi như một thất bại rõ ràng của phương Tây.

Cuối cùng, với những diễn biến xung quanh nền năng lượng hóa thạch thì công cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo vô cùng gian nan, không thể giải quyết chỉ bằng cam kết chính trị.

Đây là lúc cần thấy vai trò của năng lượng tái tạo, đặc biệt là những quốc gia đầu tàu như Mỹ và châu Âu. Vì vậy, chúng ta có quyền hoài nghi về cam kết lịch sử tại COP26.

Trương Khắc Trà