Theo các chuyên gia, hiện nay kinh tế số (KTS) tại Việt Nam chủ yếu vẫn là nền tảng giao dịch, được phát triển dựa trên các nền tảng có sẵn của thế giới.

CDS-8882-1640240706

Rào cản trong chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Chuyển đồi từ nhận thức

Tại việt Nam, hiện nay chúng ta cũng đang tích cực tham gia vào việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam theo hướng kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Chính phủ cũng ưu tiên phát triển kinh tế số trong giai đoạn hiện tại và thời gian tới. Kinh tế số ngày càng có đóng góp quan trong trong nền ninh tế Việt Nam.

Theo thống kê từ Google, Temasek và Bain công 3/10/2019, thì nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia trong năm 2019), cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015. Dự đoán, kinh tế số Việt Nam sẽ chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025.

Ông Nguyễn Thế Quang, Phó cục trưởng cục Thương mại điện tử- Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, khó khăn nhất hiện nay chính là nhận thức. Nhận thức ở nhiều góc độ và cấp độ khác nhau. Ví dụ, nhận thức của tầm lãnh đạo từ trên xuống dưới để thay đổi từ truyền thống sang số hóa. Tiếp theo là quy trình quản lý, từ nhà nước đến doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn chuyển sang nền kinh tế chuyển đổi số hoặc nền kinh tế thì cũng phải chuyển đổi tư duy quản lý.

Thực tế, Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh với các nền tảng thương mại lớn của các công ty đa quốc gia và Việt Nam cũng mới chỉ tập trung vào nền tảng thương mại điện tử. Bởi vì, chuyển từ truyền thống sang một lĩnh vực mới thì từ chính sách đến quy định đều có những thứ chưa phù hợp và cần lộ trình.

chuyendoiso1

 

Cần giải pháp đột phá

Có thể thấy, việc thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian qua, đặc biệt là trong phòng, chống đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thay đổi quan trọng, mang tính hệ thống hơn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các bộ, ban ngành và xuống cơ sở. Với một số kết quả khả quan ban đầu trong tiến trình phát triển kinh tế số, thì lộ trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử nhằm hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra theo Nghị quyết 36a/ND-CP ngày 14/10/2015 (đạt mục tiêu cải 3 nhóm chỉ số gồm dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực) cần những giải pháp đột phá.

Theo ông Quang, trước hết cần xóa bỏ những rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng trong công nghệ thông tin dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp khi triển khai dự án. Bởi lẽ, nhiều hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến chỉ mang tính hình thức… thiếu dữ liệu số.

Vấn đề thứ hai là quyền riêng tư trong môi trường công nghệ số chưa được bảo vệ, vấn nạn thông tin giả, không chính xác… còn tồn tại nhiều cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa các ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách thủ tục hành chính, phương thức làm việc nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người dân chưa được chú trọng. Hơn nữa, sự tham gia của khu vực tư nhân trong xây dựng Chính phủ điện tử vẫn chưa được đề cao…

Khánh Linh