chungkhoan-quy4-anh-lon

Thao túng giá cổ phiếu đã diễn ra từ lâu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu RIC – Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia

Có kết quả làm ăn tiêu cực khi liên tục báo lỗ, giá trị đang 4700 đồng/cp thì từ ngày 11/1/2021 cổ phiếu này có 34 phiên trần gần như liên tiếp và giá đạt đỉnh tại 46.150 đồng/cổ phiếu, mức tăng gấp 10 lần. Sau đấy, RIC lại liên tục có 14 phiên sàn rồi không lâu sau lại có 8 phiên trần khiến các nhà đầu tư điêu đứng, giá cổ phiếu bị kéo xả hết cỡ như vậy khiến giá hiện tại của RIC là 18.350/cổ phiếu, vẫn cao gần 4 lần so với đầu năm.

Ngay sau đó, cổ phiếu này liên tục biến động cho đến cuối năm 2021, RIC giao dịch ở mức 18.900 đồng/cổ phiếu. Sang năm 2022, cổ phiếu RIC chỉ còn giao dịch ở mức 17.400 đồng/cổ phiếu (giảm 6,95%). Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/4, cổ phiếu RIC giảm còn 16.200 đồng/cổ phiếu, giảm 1.200 đồng (6,9%).

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ra thông báo về việc hủy niêm yết với cổ phiếu RIC . Theo đó ngày hủy niêm yết có hiệu lực là ngày 16/5 và ngày giao dịch cuối cùng là ngày 13/5.

Nguyên nhân bị huỷ niêm yết do công ty đã kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp (2019, 2020, 2021), thuộc trường hợp chứng khoán bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định.

Cổ phiếu FTM – Công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân

FTM chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 6/2/2017 với giá kết phiên đầu tiên là 16.000 đồng/cp, trong 4 tháng tiếp theo giá cổ phiếu vẫn theo chiều hướng tăng với giá đạt đỉnh là 25.200 đồng/cp. Tuy nhiên thời điểm sập đổ đã tới, sau khi liên tiếp trải qua 25 phiên sàn, giá cổ phiếu ngày 14/8 chỉ còn loanh quanh vùng 4500 đồng/cp khiến nhiều nhà đầu tư bị cuốn gần hết số tài sản và rộ lên nghi vấn công ty thổi giá.

Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi vào ngày 4/9, đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng liên quan đến FTM đã họp và kết luận cổ đông Lê Mạnh Thường (nguyên Chủ tịch HĐQT FMT từ chức từ tháng 4/2019). Được biết, các cá nhân đăng ký tài khoản chứng khoán và vay margin đều có hộ khẩu Thái Bình và có quan hệ trực tiếp và đứng tên hộ tài khoản của ông Lê Mạnh Thường.

Cổ phiếu KSA – Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận

Tháng 9 năm 2015, bà Phạm Thị Hinh (Chủ tịch Công ty chứng khoán VSM) đã ra quyết định tăng vốn điều lệ của KSA từ 373 tỷ đồng lên 934 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm hơn 67 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu Tuy nhiên, sau khi phát hành giá cổ phiếu KSA đã giảm mạnh và Phạm Thị Hinh đã quyết định tạo nhiều tài khoản giao dịch chéo nhằm giữ giá cổ phiếu.

Cụ thể, bà Hinh đã chỉ đạo Trần Hồng Ngọc (nhân viên Công ty chứng khoán VSM) lập 69 tài khoản rồi thỏa thuận với Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Trọng Hùng (nhân viên Công ty chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng các tài khoản trên để liên tục thực hiện giao dịch cổ phiếu KSA, tạo cung cầu giả trên thị trường nhằm giữ giá cho mã cổ phiếu này.

Kết luận của cơ quan tố tụng rằng từ cuối năm 2015 đến 8/7/2016, hành vi trên đã gây thiệt hại cho gần 1500 nhà đầu tư với số tiền hơn 8,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các Công ty chứng khoán như Mirae Asset, Phú Hưng, Dầu khí cũng bị thiệt hại 761 triệu đồng tiền cho vay margin.

Cổ phiếu MTM – Công ty CP Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản Miền Trung

Là một công ty được thành lập năm 2007 có trụ sở tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, MTM không hề tiến hành khai thác khoáng sản và được ông Nguyễn Văn Dĩnh (nguyên Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Nari Habico) mua lại. Ông Dĩnh đã làm giả các hợp đồng để tăng vốn công ty MTM lên 310 tỷ đồng và tìm cách đưa MTM lên sàn UPCoM tuy nhiên chưa xong việc đã bị bắt vì một vụ án khác.

Sau này, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công mua lại hồ sơ của MTM tiếp tục làm giả Đại hội cổ đông và được chấp thuận lên sàn ngày 15/04/2016 với giá tham chiếu 10.500 đồng/cp. 2 đối tượng chỉ đạo người sử dụng 59 tài khoản chứng khoán để giao dịch chéo MTM khiến giá mã cổ phiếu này chạm trần khi tăng 40% trong phiên đầu tiên. Chỉ sau 2 tháng giao dịch, giá cổ phiếu MTM giảm hơn 80% với 2600 đồng/cp và bị tạm ngưng giao dịch bởi HNX nhận thấy công ty có dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh.

Tính đến tháng 6/2016, khi vụ việc được phát hiện đã có hơn 1000 người có cổ phẩn “ảo” trong công ty. Trong đó có 82 nhà đầu tư làm đơn yêu cầu làm rõ thiệt hại đồng thời xác minh các đối tượng trong công ty MTM đã gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng cho các nhà đầu tư và tham ô hơn 53 tỷ đồng.

Nguyễn Long