CEO của 4 doanh nghiệp công nghệ lớn Mỹ: Amazon, Apple, Facebook và Google đều đã đồng ý ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ.
Theo đó, các CEO của Apple, Amazon, Apple, Facebook đã đồng ý tham dự phiên điều trần, trong đó CEO Tim Cook của Apple dường như là người cuối cùng xác nhận tham dự.
Trước đó, Facebook, Google đã đồng ý sẽ cử CEO hàng đầu của mình tham gia nếu các doanh nghiệp khác làm điều tương tự. Amazon cho biết trong một lá thư gửi Ủy ban Tư pháp Hạ viện rằng CEO Jeff Bezos sẽ sẵn sàng làm chứng trước Hạ viện.
Tiểu ban chống độc quyền đã bắt đầu một cuộc điều tra về cạnh tranh trong thị trường kỹ thuật số liên quan đến cả bốn công ty và vào tháng 6, những bức thư đã được gửi đến các CEO yêu cầu họ ra làm chứng.
Nếu sự kiện này được diễn ra sẽ đánh dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên cả 4 lãnh đạo của 4 gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẽ ra điều trần trước Hạ viện. Hiện chưa rõ phiên điều trần sẽ diễn ra vào thời điểm nào, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ.
Đối với Apple, hiện chính phủ Mỹ đang tiến hành điều hành điều tra chống độc quyền từ năm ngoái, khi đó Apple bị nghi ngờ về việc loại bỏ các ứng dụng kiểm soát ra khỏi App Store vào năm 2019. Bên cạnh đó, Apple còn bị điều tra về cách thức xác định thứ hạng kết quả tìm kiếm, cách hoạt động của cơ chế mua trong App Store, các ứng dụng có được phép sử dụng hình thanh toán khác ngoài của Apple hay không, các chính sách quy định vị trí đặt các ứng dụng không phải của Apple…
David Cicilline, chủ tịch của tiểu ban chống độc quyền đang xem xét các thỏa thuận App Store của Apple với các nhà phát triển, vị này cho biết vào tháng 6 rằng các khoản phí App Store của Apple là “cắt cổ”.
Đánh giá về phiên điều trần lần này, David Cicilline cho biết: “Đây là một trong những cái nhìn lớn đầu tiên về chống độc quyền trong ngành này trong 50 năm và rất nhiều người trên thế giới đang theo dõi cách các nhà lập pháp đối phó với công nghệ”.
CEO Tim Cook có thể sẽ bị thẩm vấn về các chính sách khác nhau của App Store và các câu trả lời cũng như mối quan tâm mà tiểu ban đã nghe từ các nhà phát triển App Store.
Trong khi đó, với Facebook, họ đã phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn về cách thức cho phép các nền tảng của họ bị lạm dụng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Công ty này đang sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay WhatsApp và hiện đã có 2,7 tỉ người dùng hàng tháng, gần đây họ đã phải gánh chịu mức phạt 5 tỉ USD mà FTC đưa ra sau vụ “chia sẻ” 87 triệu dữ liệu người dùng với Cambridge Analytica – một công ty tư vấn chính trị của Anh.
“Nếu không có các nguyên tắc cạnh tranh dựa trên thị trường một cách cứng rắn, các nền tảng kỹ thuật số có thể hành động theo chiều hướng đi ngược lại nhu cầu của người tiêu dùng” – ông Makan Delrahim, người đứng đầu cơ quan chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ, nhấn mạnh.
Mặc dù cuộc thăm dò của Hạ viện sẽ không dẫn đến các hành động thực thi chống lại công ty, nhưng các cuộc điều tra của các cơ quan quản lý nhà nước và liên bang có thể. Bộ Tư pháp được cho là đang tiến hành một vụ kiện chống lại Google về các hành vi chống cạnh tranh bị cáo buộc trong khi Ủy ban Thương mại Liên bang đang điều tra Facebook. Apple và Amazon cũng đã thu hút sự giám sát chống độc quyền từ những người thực thi cả ở Mỹ và nước ngoài.
Nhưng câu hỏi vẫn là làm thế nào để điều tiết ngành công nghiệp và liệu chống độc quyền có phải là công cụ thích hợp để làm điều đó hay không. Các thành viên của Quốc hội đã giới thiệu các dự luật nhằm hạn chế các quyền lực công nghệ theo cách khác, bằng cách giới hạn số lượng dữ liệu mà họ có thể thu thập và lưu trữ và hạn chế khả năng nhắm mục tiêu của các cử tri tiềm năng bằng quảng cáo.
Nguyễn Long