Chia sẻ về thực trạng cơ sở lưu trú tại Việt Nam, bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam cho biết hiện trên toàn quốc có 38.000 cơ sở với khoảng 780.000 buồng, trong đó có 221 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao với hơn 74.000 buồng và 340 cơ sở lưu trú hạng 4 sao với hơn 45.000 buồng. Hàng năm đều có hàng chục khách sạn, resort của Việt Nam vinh dự được nhận giải thưởng uy tín quốc tế World Travel Awards.

Đến nay, tại Việt Nam đã hình thành chuỗi cơ sở lưu trú có chất lượng của các nhà đầu tư chiến lược như Tổng công ty du lịch Saigontourist, Vingroup, Mường Thanh, Sungroup… cũng như duy trì và phát triển các khách sạn mang thương hiệu của các tập đoàn quản lý danh tiếng của nước ngoài: Accor, Intercontinental, Marriott, Wyndham, Hilton, Starwood, Hyatt, Best Western, Pan Pacific, Lotte…

hthastrhsrt

Trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hoạt động đầu tư phát triển cơ sở lưu trú bị chững lại. Tuy nhiên xu hướng đầu tư, phát triển cơ sở lưu trú những năm qua và trong thời gian tới vẫn tiếp tục phát triển ở các khu vực trọng điểm như Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Hạ Long (Quảng Ninh)…

Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch có chiều hướng gia tăng, chiếm thị phần lớn trong việc cung ứng cơ sở lưu trú du lịch. Hiện trên toàn quốc có 38.000 cơ sở với khoảng 780.000 buồng, trong đó có 221 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao với hơn 74.000 buồng và 340 cơ sở lưu trú hạng 4 sao với hơn 45.000 buồng. như căn hộ du lịch (tourist apartermen/condotel) ở các thành phố ven biển; nhà dân có phòng ở cho khách du lịch thuê (homestay) ở nhiều làng, bản; hình thức chia sẻ nơi ở qua mạng airbnb, hình thức sở hữu/chia sẻ kỳ nghỉ (timeshare)…

Bên cạnh đó đã xuất hiện loại hình cơ sở lưu trú du mới như container, hostel, tàu biển có buồng ngủ di chuyển liên tỉnh ở trong nước và sang nước lân cận. Phát triển các bất động sản phức hợp với các loại hình như: khách sạn kết hợp trung tâm thương mại; khách sạn kết hợp với căn hộ khách sạn và trung tâm thương mại; khách sạn kết hợp với khu vui chơi giải trí…

Tình hình kinh doanh cơ sở lưu trú ở Việt Nam có nhiều thuận lợi về cơ chế chính sách chiến lược cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như sự thay đổi trong phương thức quản lý trong tình hình mới.

Chia sẻ về vấn đề, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở lưu trú du lịch đã kiên cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, có nhiều giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt trong 2 năm đại dịch và giai đoạn phục hồi hiện nay.

Sau đại dịch, xu hướng du lịch thế giới đã thay đổi hoàn toàn, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các khách sạn, các cơ sở lưu trú cũng phải tái cơ cấu, làm mới lại chính mình, có sự sáng tạo, liên kết, thay đổi về chất lượng dịch vụ, có những sản phẩm du lịch, sản phẩm dịch vụ mới ứng dụng công nghệ… thực sự đáp ứng nhu cầu của du khách.

Cùng với đó, đại diện Tổng cục Du lịch cũng cho rằng, khi du lịch thế giới phục hồi, Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh giữa các quốc gia và các điểm đến trên toàn cầu nhưng đây cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch được lựa chọn. Hệ thống cơ sở lưu  cần phải chuẩn bị tốt về số lượng, chất lượng, cơ cấu để sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi thị trường du lịch quốc tế từ năm 2023.

Minh Châu