Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa thành 2 chủng khác nhau về đặc tính lây lan và phân bổ địa lý.
Trong bài viết “Về nguồn gốc và sự tiến hóa liên tục của SARS-CoV-2” (On the origin and continuing evolution of SARS-CoV-2) đăng trên Tạp chí Đánh giá Khoa học Quốc gia (National Science Review) của Viện Khoa học Trung Quốc phân tích sự tiến hóa phân tử của 103 bộ gen đầy đủ của virus SARS-CoV-2 và phát hiện thấy đột biến ở 149 điểm, trong đó đa phần các đột biến diễn ra trong thời gian gần đây.
Đáng chú ý, 2 kiểu gen phụ (subtype). L và S. 101 bộ gen thuộc 2 kiểu gen này, trong đó 70% là chủng L, 30% còn lại là chủng S. Căn cứ vào phương thức tiến hóa của virus SARS-CoV-2, các nhà khoa học cho rằng, hai chủng này có thể có những khác biệt lớn cả về khả năng lây nhiễm và mức độ trầm trọng khi gây bệnh.
Sự khác biệt ấy còn thể hiện ở phân bố địa lý và tỷ lệ gây bệnh trong từng nhóm người, trong đó chủng L có khả năng xâm nhập và lây lan mạnh hơn. Đặc biệt, chủng S của SARS-CoV-2 gần với virus corona có nguồn gốc từ dơi hơn và kết luận chủng này “cổ xưa” hơn. Trong khi chủng L phổ biến hơn trong thời kỳ đầu dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán. Các nhà khoa học cho rằng chủng L đã tiến hóa từ chủng S.
Đa phần các ca bệnh chỉ nhiễm 1 trong 2 chủng L hoặc S, tuy nhiên virus phân lập được từ 1 ca bệnh người Mỹ gần đây có tới Vũ Hán cho thấy, người này cùng lúc nhiễm cả 2 chủng L và S. Tương tự, nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil cho thấy, virus của 2 ca bệnh nước này có điểm khác biệt với virus phát hiện ở Trung Quốc, nhưng lại có phần giống với virus ở Đức và Anh, trong khi 2 ca bệnh này bị nhiễm ở Italy
Có thể hành động của con người sau khi sự bùng phát virus corona được phát hiện vào tháng 12/2019 vừa qua có thể đã thay đổi sự lây lan của các chủng. Nếu không có những can thiệp này, chủng L có thể sẽ xâm nhập mạnh hơn và phát tán nhanh hơn. Trong khi đó, do là chủng virus cổ xưa và khả năng tấn công thấp hơn, nên các áp lực tạo ra đối với chủng S ít hơn, do vậy tần xuất xuất hiện của chủng này có phần gia tăng.
Tuy nhiên, báo cáo của các nhà khoa học cho rằng việc chính quyền Trung Quốc áp dụng các biện pháp mạnh tay, trong đó có phong tỏa các thành phố, đã giúp ngăn chặn sự lây lan của chủng L. Cụ thể, sau thời điểm đầu tháng 1/2020, tần xuất phát bệnh của chủng L đã giảm bớt. Nhưng không loại trừ khả năng còn có những chủng đột biến mới khác.
Hiện các nhà khoa học Trung Quốc chỉ mới phân tích được các chủng virus corona ở Trung Quốc, họ sẽ cần có thêm thông tin về các chủng virus corona đang gây dịch bệnh COVID-19 tại các nước khác để biết liệu chúng có phải là các chủng giống nhau không.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng cho biết, việc phát triển vắc xin ngăn ngừa dịch COVID-19 do virus corona chủng mới SARS-Cov-2 gây ra cũng đang đạt được những đột phá quan trọng. Nhóm chuyên gia quân y của Trung Quốc đã đạt được “tiến triển then chốt” trong phát triển vắc xin ngăn ngừa virus SARS-Cov-2.
Gilead Sciences Inc cũng đưa ra thông báo cho biết công ty này đã bước vào giai đoạn cuối cùng trong cuộc thử nghiệm vắc xin chống SARS-CoV-2. Theo đó, hai nghiên cứu được thực hiện cùng lúc để kiểm tra hiệu quả và độ an toàn của vắc xin này trên người.
Các quốc gia với nền y học tiên tiến đang nỗ lực hết sức điều chế và thử nghiệm vaccine, thuốc chống virus SARS-CoV-2. Đồng thời, hơn 20 loại vaccine tiềm năng nhằm ngăn ngừa SARS-CoV-2 đang được phát triển trên toàn thế giới. Do đó, việc đi sâu tìm hiểu từng chủng khác nhau sẽ giúp tìm ra sự khác biệt trong điều trị và phòng chống.
Đồng thời, các nghiên cứu tiếp theo cần được tiến hành ngay lập tức để giúp có được cái nhìn tổng quan hơn về sự tiến hóa và lây lan của chủng virus SARS-CoV-2 này.