gettyimages-1155402179-2048x2048

Trung Quốc nhanh hơn Mỹ trong lĩnh vực công nghệ mạng 5G

Nhiều dấu hiệu cho thấy dường như Mỹ càng siết chặt vòng vây với Trung Quốc thì nước này càng trở nên mạnh mẽ và táo bạo với những chiến lược bành trướng toàn diện hơn.

Nếu như trước đây, các doanh nghiệp lớn ở đại lục xem mục tiêu niêm yết tại Mỹ là “chỉ dấu thành công trên thị trường quốc tế” thì nay một số ông lớn không còn mặn mà. Alibaba tăng hiện diện ở sàn Hồng Kông, Didi đã rút khỏi New York để hồi hương.

Đã có một dòng tài chính đảo chiều chảy từ Mỹ sang Trung Quốc như Morgan Chase tăng 9% vốn đầu tư, trong tổng số 100 tỷ USD “nhảy” sang thị trường tiềm năng nhất thế giới trong 9 tháng năm 2021.

Ngay từ đầu, có thể lấy mốc bùng phát chiến tranh thương mại hồi 2018. Bắc Kinh tỏ ra kiên định với chiến thuật “kiên nhẫn và dai dẳng”. Họ dù không phải là bên chủ động “ra đòn” vào Mỹ, nhưng sẵn sàng tiếp chiêu, thậm chí chịu tổn hại kinh tế để bảo toàn thể diện quốc gia.

Ví dụ, giới chức Trung Quốc chấp nhận để Huawei thất thế vì bị Nhà trắng cấm tiếp cận linh kiện siêu tinh vi chứ không hề chịu xuống thang. Nhưng nội tại, ông Tập kích hoạt “chủ nghĩa dân tộc” đề cao tính tự cường, chủ động sáng tạo công nghệ.

Trên thực tế, Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ như fintech, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, xe điện, thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán kỹ thuật số, công nghệ của Trung Quốc hoàn toàn có thể tương đương thậm chí vượt trội so với các công nghệ tốt nhất của phương Tây.

gettyimages-1284836641-2048x2048

Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn ở Trung Quốc đạt trình độ tối tân nhất hiện nay

Hay như vấn đề Đài Loan và các khu tự trị, mặc cho Mỹ và phương Tây liên tục “đặt vấn đề” nhưng Bắc Kinh vẫn tỏ ra cương quyết ăn miếng trả miếng. Bất chấp các chương trình hoạt động ở châu Á – Thái Bình Dương của Washington và đồng minh, Bắc Kinh vẫn vững vàng từng bước tạo ảnh hưởng toàn diện.

Xét về cuộc chiến chống COVID-19, một lần nữa Trung Quốc cho thấy một chiến lược đầy tham vọng, duy trì kiểm soát chặt chẽ, không tỏ ra vội vàng mở cửa để phục hồi nền kinh tế. Đằng sau đó họ muốn chứng minh cho thế giới thấy khả năng xử lý vấn đề hóc búa.

Tuy Mỹ là nơi sản xuất loại vaccine được săn lùng nhiều nhất, nhưng Trung Quốc mới là quốc gia phân phát vaccine rộng rãi nhất, chiếm hơn 1 nửa tổng lượng thế giới với 7 loại được phê duyệt chính thức. Trong khi Chính phủ Mỹ không thể “bảo ban” công ty Pfizer cung cấp vaccine cho các nước nghèo châu Phi, châu Á.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Thế giới diễn ra hồi tháng 5/2021, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc đã cung cấp hơn 300 triệu liều vaccine cho hơn 80 nước trên thế giới, kèm theo 2 tỷ USD viện trợ để giúp các nước đang phát triển vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế. Nhân dịp này, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết dành cho các nước đang phát triển khoản viện trợ quốc tế 3 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.

Cho dù chất lương vaccine bị đặt dấu hỏi, song không thể phủ nhận “ngoại giao vaccine” của Trung Quốc rất thành công. Hàng loạt quốc gia không thể không hàm ơn Trung Quốc. Đó chính là kết quả mà ông Tập mong muốn.

Vấn đề là Trung Quốc sẽ chính thức tuyên bố bá chủ thế giới vào thời điểm nào mà thôi!

Trương Khắc Trà