Ở đây, chúng ta muốn nói đến một nguyên lý bất biến, đó là: “Thương hiệu được gầy dựng bằng những thành tựu có tính liên tục, không phải bằng quảng cáo”.

Động lực tạo thành tựu lâu dài

Nhiệm vụ của truyền thông không hơn không kém, là tối đa hoá những giá trị của thương hiệu một cách sáng tạo, hiệu quả và do vậy, nó không thể cướp công của những người kiến tạo ra những hệ giá trị khác biệt phù hợp và giàu tính định lượng khoa học ấy.

Đó là cụ thể hoá chức năng và sứ mệnh của từng bộ phận chức năng. Còn dĩ nhiên, ngày nay thương hiệu được gầy dựng bởi cả hệ thống kinh doanh, đó chính là cả hệ thống khiến khách hàng trả tiền, chứ không duy chỉ sản phẩm hay dịch vụ.

Ngày nay, chỉ R&D đúng nghĩa mới là nguồn động lực tạo nên thành tựu lâu dài. Nghiên cứu đâu chỉ là sản phẩm, mà phải bắt đầu từ thị trường, khách hàng và đối thủ… Phát triển cũng phải bao gồm cả hệ thống, quy trình, chứ không chỉ sản phẩm. Đặc biệt hơn, chiến lược phát triển con người cũng cần phải được đầu tư nghiêm túc để gia tăng sức cạnh tranh đến từ tri thức. Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận vai trò của quảng cáo.

vinamilk

“Bò giống giúp người nghèo biên giới” là một chương trình “đi cùng nhau” do Viettel cùng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác đem đến “chiếc cần câu” cho người nghèo. Ảnh: T.A

Vai trò của quảng cáo

Theo thông lệ, những sản phẩm thông dụng có những thuộc tính na ná nhau thường phải ưu tiên quảng cáo để tạo động lực bán hàng. Sự khác biệt giữa những sản phẩm này, nếu có, cũng không đủ tạo ra sự hấp dẫn kiểu như bột giặt này “trắng sáng”, bột giặt kia “trắng tinh khôi”…

Trắng gì cũng là trắng – trắng nhanh, trắng nhiều mà không nhanh hỏng quần áo mới và hạn chế tác động xấu tới môi trường thì chưa thấy nói đến. Như vậy, để tăng trưởng, những thương hiệu này phải dựa vào quảng cáo truyền thông với ngân sách lớn. Đây là những cái bẫy chi phí mà các doanh nghiệp nhỏ với nguồn vốn yếu cần phải tránh.
Chiến dịch quảng cáo hiệu quả là làm nổi bật được những lợi ích thương hiệu một cách sáng tạo, chứ không phải sáng tạo ra những giá trị trừu tượng mông lung khó lượng hoá và sở hữu. Thực hiện đúng phương châm này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí truyền thông, hạn chế tối đa rủi ro trong quản lý hình ảnh thương hiệu.

Khi thương hiệu sở hữu được những tính năng vượt trội và hấp dẫn người tiêu dùng và xã hội, thì chính giới truyền thông và người tiêu dùng sẽ trở thành kênh “quảng cáo miễn phí” cho thương hiệu.

viettel-2

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) có tính liên tục mới đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. (Ảnh: Chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Việt Nam của Vinamilk).

Nổi tiếng có ý nghĩa mới quan trọng

Bản chất của kinh doanh tiếp thị là kiến tạo giá trị – truyền thông giá trị – hiện thực hóa giá trị. Theo đó, R&D là trung tâm, là đầu vào; truyền thông quảng cáo là đầu ra. Mọi thông điệp bán hàng phải dựa trên những giá trị đề xuất cho khách hàng thực tế – thực chứng, thay vì dựa vào những thủ thuật thổi phồng, “ảo hóa hiện thực” bởi những chiêu thức quảng cáo thông thường. Nổi tiếng có ý nghĩa mới là điều cần thiết, chứ không phải sự nhận biết cao.

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, nội hàm của R&D cũng cần phải hiểu rộng hơn ngoài phạm vi sản phẩm, bởi duy chỉ sản phẩm chưa đủ hấp dẫn khách hàng trung thành, mà thương hiệu cần phải làm giàu giá trị thông qua con người, qui trình tinh gọn hiệu suất cao, truyền thông sáng tạo, bao bì bắt mắt, điểm bán hàng thuận tiện, hậu mãi có trách nhiệm…

Tiếp thị thương hiệu là trách nhiệm của toàn hệ thống kinh doanh. Bản chất của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) phải là trách nhiệm của con người, bắt đầu từ con người. Nếu không, CSR chỉ tốt trên lý thuyết và khẩu hiệu!

Nhớ rằng, chỉ có thành tựu có tính liên tục mới đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, mới là chiến lược nền tảng đúng đắn để chinh phục khách hàng.