Ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5.

Ngay ngày đầu tiên của kỳ họp Quốc hội thứ 9, khóa XIV hôm nay (20/5), Quốc hội chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA).

Dự kiến, sau khi được Quốc hội phê chuẩn vào kỳ họp trong tháng 5 tới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 7/2020. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Đây sẽ là tin rất vui cho ngành dệt may trong bối cảnh đang phải chịu thiệt hại lên tới 11.000 tỷ đồng do dịch COVID-19.

Chịu tác động nghiêm trọng từ dịch COVID-19

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (-6,6% YoY), trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (-8,8% YoY). Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Một vài công ty trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, và hầu hết trong số các công ty đó có sự sụt giảm so với cùng kỳ cả về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong quý 1. Chỉ có hai công ty ghi nhận mức tăng trưởng dương trong quý 1 là GIL (+32% YoY cả về doanh thu và lợi nhuận ròng) và STK (+2% YoY đối với doanh thu và +0,3% YoY đối với lợi nhuận ròng).

Vinatex (VGT: HOSE) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%, theo Vinatex.

Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (-6,6% YoY), trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (-8,8% YoY). Giá trị xuất khẩu trong tháng 4 đánh dấu mốc đạt giá trị hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Giá trị xuất khẩu sợi trong tháng 4/2020 cũng giảm 11,54% YoY. Giá sợi bình quân giảm cả về xuất khẩu và nhập khẩu, tương ứng khoảng 11% và 10%.

Ảnh hưởng từ phía cầu nghiệm trong hơn từ phía cung. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, sản xuất của Trung Quốc đã trở lại 80-90% mức bình thường vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3, các khách hàng Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu trì hoãn và hủy các đơn đặt hàng, bao gồm cả các đơn đặt hàng đang trong quá trình sản xuất.

Một số công ty đã công bố kế hoạch năm 2020, hầu hết đều ước tính giảm lợi nhuận (TCM: -13% YoY, VGG: -80% YoY, M10: -20% YoY trong kịch bản cơ sở và -39% trong kịch bản xấu nhất). Hầu hết các công ty dệt may vẫn chưa tổ chức ĐHCĐ thường biên do dịch COVID-19.

Để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, nhiều công ty dệt đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá trị thị trường của khẩu trang vải khá thấp, hoạt động sản xuất khẩu trang chủ yếu nhằm tạo việc làm cho công nhân hơn là tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

Chưa mang lại hiệu quả ngay lập tức

Với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm hơn 250 tỷ USD, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới (chiếm 34%), với tổng cầu may mặc tăng trưởng bình quân 3%/năm, trong khi thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2,7% thị phần. Như vậy, dư địa để ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU sau khi EVFTA có hiệu lực là rất triển vọng.

Với EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công Thương, đối với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Như vậy, lợi thế cạnh tranh về thuế của các quốc gia cạnh tranh như Bangladesh, Campuchia, Pakistan… sẽ không còn trong thời gian tới.

Tuy vậy, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi của EVFTA vẫn là thách thức trong ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam chưa đủ vải chất lượng cao phục vụ xuất khẩu vào EU, việc mua vải trong nước phải trả thuế VAT 10% đắt hơn so với nhập khẩu khiến lợi ích cắt giảm thuế quan chưa đủ bù đắp để giảm giá bán cạnh tranh với các quốc gia khác.

Theo nhóm phân tích CTCK SSI, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA. Do đó, SSI cho rằng EVFTA không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành dệt may. Việc các công ty dệt may của Việt Nam có thể tận dụng Hiệp định này hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng mở rộng công suất sản xuất vải trong hai năm tới của Việt Nam.

Cùng với các phân tích trên, trong ngắn hạn Hiệp định EVFTA khó tạo ra một cú hích mạnh mẽ cho ngành dệt may Việt Nam như thời kỳ gia nhập WTO, EVFTA kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam trong việc gia tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường EU, giúp giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ hạn chế bớt các rủi ro khi thị trường Mỹ biến động do xung đột thương mại Mỹ-Trung chưa kết thúc.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến nghị Chính phủ nên sớm để quy hoạch phát triển ngành dệt may đi vào thực tế, trong đó đặc biệt cho xây dựng các khu công nghiệp dệt may có xử lý nước thải hiện đại, để chu trình dệt – nhuộm – may – hoàn tất được đầu tư phát triển, đóng góp vào nguồn cung toàn cầu và giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu, tận dụng tối đa tư đãi từ EVFTA và CPTPP.

Cùng với đó, Chính phủ cần đầu tư các cảng hàng không, đường thủy, hệ thống kho vận, vận tải thuận lợi sẽ thu hút được các nhà đầu tư cho phần cung thiếu hụt nguyên phụ liệu dệt may. Các tỉnh cũng nên mở cửa chấp nhận đầu tư của các nhà đầu tư khu công nghiệp dệt may, bởi nếu cứ lo ngại, không chấp nhận khu công nghiệp dệt may trên địa bàn mình như hiện nay, Việt Nam sẽ khó tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP.

Linh Nga