gettyimages-1239997748-2048x2048

Bà Le Pen sẽ cạnh tranh trực tiếp với Tổng thống Macron trong cuộc bầu cử ngày 27/4 tới

Sau vòng bỏ phiếu đầu tiên, Tổng thống Pháp Macron, 44 tuổi, giành được 27,6% số phiếu bầu; còn tỷ lệ ủng hộ bà Le Pen, nữ chính trị gia sinh năm 1968 thuộc đảng Mặt trận Quốc gia Pháp, là 23,4%, một cách biệt không quá lớn.

Mọi chuyện sẽ ngã ngủ vào ngày 27/4 tới, nhưng trước mắt EU và NATO phải đối diện với thực tế không hề dễ chịu, đó là cánh cực hữu Pháp đang nhận được sự ủng hộ lớn nhất kể từ sau năm 1945. “Hai tuần tới có ý nghĩa quyết định đối với đất nước chúng ta và cả châu Âu”, Tổng thống Pháp Macron nói.

Bà Le Pen, cũng như cha mình, là những đại diện tiêu biểu cho phong trào chính trị cực hữu ở châu Âu. Chính trị cực hữu thường nhấn mạnh lòng yêu nước cực đoan, bài ngoại, thù địch với người nhập cư, chống lại tầng lớp tinh hoa, và đặc biệt là không thích EU.

Bây giờ, thay vì nói về cơ hội làm chủ điện Elysee của Le Pen thì hãy bắt đầu nghĩ đến tương lai bà sẽ chiến thắng, nước Pháp trong mối quan hệ với EU, NATO và quan điểm của những người cực hữu ở Pháp với chiến sự Nga – Ukarine sẽ thế nào?.

Năm 2017, bà Le Pen từng phát biểu, các chính sách mà bà chủ trương cũng chính là nhưng gì mà ông Trump và ông Putin đang làm. “Hãy trả lại cho người Pháp đất nước của họ” là tuyên ngôn tranh cử của bà Le Pen, và nó cùng chung mẫu số với “nước Mỹ trên hết” của Trump, hay “Lấy lại quyền kiểm soát” từ trung tâm tẩy chay EU ở Anh.

Bà Le Pen không mặn mà với cấu trúc EU, cảm thấy phụ thuộc vào Mỹ khi phải trông cậy NATO để bảo đảm an ninh quốc gia; phái cực hữu chỉ muốn một nước Pháp tránh xa mọi cuộc xung đột cũng như ràng buộc theo nguyên tắc chung. Phải chăng, Paris và người dân xứ lục lăng chẳng còn động lực toàn cầu hóa?

Trong chiến dịch tranh cử, nữ ứng cử viên nặng ký cũng đưa ra những đề xuất mâu thuẫn với các nguyên tắc đi lại tự do của EU, làm dấy lên những nghi ngờ rằng bà đang muốn chuẩn bị cho một kịch bản Frexit (Pháp rời EU).

French Parliament vote on recognizing Palestinian State.

Chính trị cực hữu đang trỗi dậy ở châu Âu

Phương Tây đang lo ngại sẽ xuất hiện một nước Pháp “trung lập với các vấn đề quốc tế”, một sự “khác biệt không hề thống nhất” – đi ngược với tôn chỉ mục đích của EU.

Bà Le Pen tỏ ra phấn khởi trước chiến thắng của tân Thủ tướng Hungary, Viktor Orban, bất chấp ông này bị EU cáo buộc nhiều tội danh liên quan đến tự do truyền thông, pháp quyền và tham nhũng.

Sau rất nhiều năm EU mới tìm thấy sự đồng thuận cao nhất trong các vấn đề nội bộ cũng như quốc tế. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, chính lúc này EU càng cần thiết “đồng thanh tương ứng” ép ông Putin rút quân khỏi Ukraine; cấm vận dầu khí Nga, giữ vững an ninh quốc phòng.

Châu Âu không thể phát huy sức mạnh tiềm ẩn nếu như EU không đoàn kết, đây là điều mà ông Putin rất muốn hiện thực hóa. Châu Âu chia rẽ là cơ hội tốt để Nga phá vòng vây, trỗi dậy trở thành cường quốc.

EU thiệt thòi nếu không có sự tham gia toàn diện của Paris, nền kinh tế lớn thứ 2 khối, trung tâm tinh hoa của “lục địa già”; cũng như vậy NATO sẽ mất đi một thành viên “hạng nặng” sở hữu vũ khí hạt nhân và đạo quân thiện chiến bậc nhất hiện nay.

Chiến thắng của bà Le Pen, nếu xảy ra, sẽ mở đường cho trào lưu chính trị cực hữu trở lại mạnh mẽ hơn, bởi ở châu Âu hiện tại mỗi quốc gia đều tồn tại một đảng cực hữu đáng kể.

Trương Khắc Trà