Nằm bên dòng sông Thu Bồn Thanh bình, làng gốm Thanh Hà Hội An với hơn 500 năm hình thành và phát triển đã làm nên tên tuổi một vùng đất.
Làng gốm Thanh Hà là một làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời từ khoảng thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm rồi sau đó mới chuyển về địa chỉ phường Thanh Hà, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam như hiện hay. Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm nơi phố cảng Hội An, làng nghề cũng đã có những thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XVII – XVII, nổi danh như một “thổ sản quốc gia” được tiến vua.
Theo tài liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ (Trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học) thực hiện vào năm 1941-1943, làng Thanh Hà có 8 vị tiền hiền của 8 tộc gọi là “bát tôn”, gồm tiền hiền tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn.
Các dòng họ đầu tiên sáng lập có 8 dòng họ gồm Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Bùi, Võ, Ngụy, Nguyễn Kim, Lê và Nguyễn Đức. Tất cả đều đã được tôn vinh trong chùa Nam Diêu ngày nay do các vị kế tục.
Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, nguyên liệu chính để làm gốm là đất sét vàng, dẻo có độ kết dính cao. Loại đất này thường nằm ở các ruộng ven sông, ở độ sâu cách mặt ruộng khoảng 50 – 100cm, cách đây 60 năm trở về trước, đất được khai thác tại ấp An Bang, Thanh Chiếm (Thanh Hà) và vùng đất giáp với Thanh Hà thuộc Điện Phương ngày nay.
Người dân làng Thanh Hà làm gốm từ giữa thế kỷ 16 như một công việc bán thời gian để cải thiện thu nhập. Vào năm 17 trở đi, thị trấn Hội An lân cận trở thành một thương cảng phát triển mạnh và thu hút các thương nhân tìm kiếm các sản phẩm đất sét chất lượng tốt đến mua.
Nhân cơ hội này, người dân địa phương tích cực hơn trong việc quay bánh xe và đốt lò. Đó là lý do tại sao làng gốm Thanh Hà được chuyển đến vị trí hiện tại của nó, bên con sông hoàn hảo cho việc bốc dỡ hàng hóa.
Sản xuất địa phương đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Theo chân các thương nhân, đồ gốm Thanh Hà đã có mặt ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Cũng theo Cục Di sản văn hóa, qua nhiều thế hệ, các thợ gốm Thanh Hà đã tạo nên và lưu giữ khối lượng từ chuyên dùng của nghề gốm đối với từng công đoạn làm gốm. Thợ gốm đã phân loại các loại hũ sành bằng số học: hũ 6 (làm từ 6 con đất), hũ 5, hũ 4… hoặc dựa vào đặc điểm sử dụng của sản phẩm mà gọi tên như âu suốt (âu đựng suốt chỉ dệt vải). Để phân biệt trạng thái sản phẩm, thợ gốm dựa vào màu sắc thể hiện trên da sành mà gọi tên, đơn cử là: chàm tố gạch (sản phẩm có màu xanh chàm, giữa trôn có vòng tròn màu đỏ lợt)…
Hiện nay, trong làng còn 35 dòng họ sản xuất gốm. Nghề gốm Thanh Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019.
Ngoài gốm, người dân ở đây còn làm ngói, gạch làm vật liệu xây dựng để phục dựng và tôn tạo các ngôi nhà cổ trong Phố cổ. Do sự tăng trưởng du lịch trong những năm gần đây, những món quà lưu niệm, quà tặng và những thứ đáng yêu khác được nhìn thấy xung quanh.
Đến với làng Thanh Hà, du khách không chỉ được hòa mình trong không gian làng quê mộc mạc, thanh bình mà còn được tha hồ lựa chọn những món quà lưu niệm cho người thân và bạn bè hay trải nghiệm tự tay làm ra những sản phẩm gốm độc đáo.
Lưu Kỳ