Chuyển tới nội dung

Làng Cuông – nơi gìn giữ nét văn hóa truyền thống mành tre

Từ lâu, làng Cuông (hay còn gọi là thôn Đa Quang) xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã được biết đến với nghề truyền thống làm mành tre. Trải qua nhiều biến động, thăng trầm song tới nay làng nghề truyền thống này vẫn được duy trì và phát triển, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong làng.

Xưa kia, chiếc mành tre được sử dụng rất phổ biến trong bất cứ ngôi nhà nào, kể cả nơi cửa đình, cửa đền… Ngày nay, với sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự tiến bộ của xã hội, chiếc mành tre dần bị mất đi, thay vào đó là những ngôi nhà được thiết kế hiện đại, sang trọng.

Nhưng vẻ đẹp giản dị, mộc mạc vốn có của những chiếc mành tre đã đem lại sức sống lâu bền cho sản phẩm. Ngày nay chiếc mành tre được người dân rất ưa chuộng.

Sự kết hợp giữa cái lộng lẫy, sang trọng của kiến trúc hiện đại với nét cổ điển, trầm mặc của những chiếc mành tre dân dã tạo nên một không gian thoáng đãng với ánh sáng tự nhiên, mang đến cảm giác thoải mái, thư thái bình dị của chốn thôn quê yên bình.

154449baoxaydung_3

Làng Cuông (hay còn gọi là thôn Đa Quang) xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã được biết đến với nghề truyền thống làm mành. 

154449baoxaydung_1

Nghề làm mành tre làng Cuông vẫn đang được duy trì từng ngày, sản phẩm ngày càng được làm tỉ mỉ, tinh tế

Vừa đưa đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt, ông An Văn Quỳnh (thôn Đa Quang) vừa chia sẻ: “Ưu điểm nổi bật của nghề làm mành tre là, kỹ thuật sản xuất đơn giản, chỉ cần nhìn thoáng qua là ai cũng có thể hành nghề được, việc làm tại nhà, không vất vả, không phải dãi nắng dầm mưa như nhiều ngành nghề khác. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia sản xuất, vốn đầu tư lại khá thấp, những hộ kinh tế khó khăn có thể mua nguyên liệu trả chậm từ thương lái để làm nghề”.

Đến làng Cuông những ngày đầu năm, không khó để bắt gặp hình ảnh những người “nghệ nhân vót nan” đã biến những cây tre làng chắc chắn, gai góc thành những chiếc nan mành mảnh dẻ, nuột nà để tạo nên những chiếc mành đậm đà bản sắc văn hóa Việt.

Đặc biệt, mỗi chiếc mành tre được làm ra là sự kết tinh mồ hôi, công sức, tinh thần hăng say lao động, lòng nhiệt huyết của những người dân chân chất chốn thôn quê. Nghề làm mành tre làng Cuông vẫn đang được duy trì từng ngày, sản phẩm ngày càng được làm tỉ mỉ, tinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính của xã hội hiện đại.

Cũng theo thống kê của UBND xã Dị Chế: Toàn thôn Đa Quang có hơn 700 lao động tham gia sản xuất mành tre theo hướng thủ công truyền thống. Sản phẩm chủ yếu cung ứng cho người tiêu dùng ở nhiều nơi như: TT – Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên…

Cuối năm 2016, tỉnh Hưng Yên đã công nhận làng nghề làm mành thôn Đa Quang là làng nghề truyền thống của tỉnh. Với những lợi thế đó, nghề làm mành làng Cuông đã có những bước phát triển mới, nâng cao hiệu quả kinh tế từ làm nghề, góp phần tôn vinh giá trị của sản phẩm, là tiền để để xây dựng thương hiệu, vươn ra thị trường.

 

Huyền Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved