Chuyển tới nội dung

Kinh tế Việt Nam 2022 – 2023: Thách thức vẫn lớn

4 tháng đầu năm, dù tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực.

4 tháng đầu năm, dù tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,1%; các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được đảm bảo… Số doanh nghiệp thành lập mới cũng như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 4 tháng đều tăng, đang tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Dù nhiều ngành kinh tế đã có sự phục hồi mạnh từ những tháng đầu năm 2022, nhưng cần nhìn nhận thực tế là khó khăn, thách thức vẫn lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc…

66f1518911eaff2c248c3d6ad2674320

Ảnh minh họa

Chia sẻ tại Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”, diễn ra mới đây, giới chuyên gia có chung nhận định, kết quả này có được là do Chính phủ đã chủ động chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Ông Francois Painchaud – Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam và Lào – chia sẻ: Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp, kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung.

Dù đã có những dự báo lạc quan, song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần nhìn nhận thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế, chính trị quốc tế đang có những biến động lớn. Do đó, công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều.

Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn, với tăng trưởng dự kiến 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023, nhưng lạm phát cũng có thể sẽ tăng trong ngắn hạn. Do vậy, ông Francois Painchaud kiến nghị, chính sách tài khóa của Việt Nam nên đi đầu trong việc hỗ trợ chính sách, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực. Đồng thời, Việt Nam cần hiện đại hóa chính sách tiền tệ và chấm dứt quy định cho phép cơ cấu nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời với việc tăng cường giám sát tài chính.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 đạt 5,3%, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%.
Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved