Ông Phạm Lê Ngọc Châu – Giám đốc phát triển kinh doanh của MediaTek Việt Nam đã chia sẻ như vậy về tiềm năng xuất khẩu sản phẩm công nghệ Việt Nam.

Là doanh nghiệp đứng thứ 4 thế giới về thiết kế IC và đứng thứ 7 thế giới về doanh thu trong ngành bán dẫn, MediaTek không sản xuất IC mà làm việc với đối tác để sản xuất sản phẩm cho mình. Doanh nghiệp này mới vào Việt Nam thời gian gần đây nhưng đã hợp tác, liên kết cùng với doanh nghiệp Việt tạo ra nhiều sản phẩm nổi bật, trong đó máy tính bảng của chương trình “Sóng và máy tính cho em” đang sử dụng chipset của MediaTek.

anh-1-chau

Ông Phạm Lê Ngọc Châu – Giám đốc phát triển kinh doanh của MediaTek Việt Nam

Ngoài thiết bị linh kiện điện tử, doanh nghiệp này còn hoạt động trong lĩnh vực automatic, tablet, những sản phẩm công tơ điện tử, đồng hồ đo nước điện tử, hay thiết bị giải trí gia đình, những kết nối không dây, có dây.

Không chỉ tạo ra chip, bán chip, MediaTek còn hỗ trợ khách hàng bán chip ra thị trường quốc tế thông qua hơn 50 văn phòng. Ông Phạm Lê Ngọc Châu cho biết, công ty sẽ làm việc với đối tác là các công ty công nghệ trong khu vực như Google, Amazon, Sony, Samsung, Oppo và nhiều đối tác cung cấp phần cứng, phần mềm giúp khách hàng tham gia vào cộng đồng đó có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Sau đó, MediaTek sẽ giúp khách hàng bán sản phẩm đó ra thị trường quốc tế.

Qua quá trình làm việc với doanh nghiệp Việt Nam cũng như làm việc với các bộ phận tại nhiều văn phòng quốc tế, ông Lê Phạm Ngọc Châu nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội lớn bán sản phẩm mạng viễn thông, smarthome của ra thị trường quốc tế. Nhu cầu của khách hàng tại Ấn Độ, Australia, Thái Lan, Campuchia, Peru với sản phẩm trên rất nhiều. MediaTek sẽ đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam tham gia hệ sinh thái đó và cùng bán sản phẩm ra thị trường quốc tế

Đánh giá về năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, ông Lê Phạm Ngọc Châu chia sẻ về đến thời điểm này năng lực của các doanh nghiệp Việt khá tốt, người Việt Nam thông minh, chăm chỉ. Các kỹ sư Việt có khả năng sản xuất sản phẩm công nghệ tốt từ những sản phẩm, ứng dụng đơn giản nhất đến những ứng dụng phức tạp nhất.

Đặc biệt “người Việt có cái rất hay đó là “cái gì cũng muốn tự làm”. Điều này, theo ông Lê Phạm Ngọc Châu có điểm tốt nhưng cũng có điểm không tốt.

anh-2-CN

Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội lớn bán sản phẩm mạng viễn thông, smarthome của ra thị trường quốc tế

Điểm được ở chỗ sản phẩm các bạn làm ra tốt. Dẫn câu chuyện cách đây 10 năm, ông Lê Phạm Ngọc Châu cho biết có hợp tác làm việc với một nhóm startup là sinh viên mới ra trường khởi nghiệp về smarthome. Trong quá trình làm việc, dù có nhận được lời khuyên của những người đi trước về việc có thể mở rộng kinh doanh sản xuất sang lĩnh vực công nghệ khác nhưng nhóm thanh niên trẻ chỉ kiên trì theo đuổi đam mê lựa chọn của mình. Đến nay, nhóm thanh niên trẻ đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về smarthome. Tuy nhiên, đổi lại những doanh nghiệp nhỏ, startup phải rất kiên trì mới có thể thành công.

Còn điều không tốt ở chỗ doanh nghiệp không thể ôm đồm và làm tốt hết mọi khâu. Ông Lê Phạm Ngọc Châu lấy ví dụ về hai khách hàng lớn ở Việt Nam của MediaTek. Thời gian đầu hợp tác, cả hai đều muốn tự làm tất từ A đến Z, từ chip đến sản phẩm cuối cùng, thậm chí bán hàng.

Tuy nhiên, “tôi đã phải rất gay gắt với ban lãnh đạo của MediaTek về việc họ làm chip không được nhưng làm với đối tác của MediaTek thì làm được”, ông Lê Phạm Ngọc Châu nói. Sau đó, MediaTek đã cam kết với hai khách hàng này nếu hợp tác sẽ hỗ trợ, MediaTek giới thiệu các đối tác phù hợp để tạo ra sản phẩm cuối cùng chất lượng, giá thành phù hợp, bán hàng thành công tại thị trường nội địa sau đó đưa sản phẩm ra sản phẩm ra thị trường quốc tế. Cuối cùng, các đối tác trong nước chấp nhận và họ đã thành công.

Hạnh Lê