Chuyển tới nội dung

Hiệu ứng Matthew trong khủng hoảng: Kẻ mạnh sẽ tiếp tục trở nên mạnh hơn

Trong thời kỳ đại dịch, những công ty lớn hơn sẽ ít gặp khó khăn hơn do họ ít gặp rắc rối về vấn đề thanh khoản hơn so với các công ty nhỏ.

Bên cạnh những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 mang lại, đại dịch có thể tạo ra những công ty lớn mạnh hơn, đóng vai trò mở rộng chủ đạo trong nền kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong cả việc tạo ra lợi nhuận lẫn việc làm.

Thị trường chứng khoán đã đại diện cho một hiện tượng phổ biến: những công ty lớn nhất sẽ có sự sụt giảm giá cổ phiếu ít hơn so với những công ty nhỏ hơn. Điều này chính là phiên bản về công ty trong hiệu ứng Matthew: Kẻ mạnh sẽ tiếp tục trở nên mạnh hơn.

Việc chuyển dịch này đã bắt đầu trước khi đại dịch xuất hiện. Từ năm 1995 đến 2013, tỷ lệ người lao động Mỹ làm việc cho các công ty có 10.000 nhân viên trở lên đã tăng lên khoảng 28% từ mức 24%.

McKinsey đã phát hiện ra rằng những công ty “superstar” – là những công ty có doanh thu cao gấp 7 lần so với trung bình ngành, đã tăng tỷ lệ việc làm được tạo ra lên 30% từ năm 2014 – 2016 từ mức 28% trong năm 1995 – 1997.

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện rất nhiều tranh luận về lý do tại sao điều này lại xảy ra khi vai trò của năng suất lao động đóng vai trò ngày một cao hơn. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đã đưa ra kết luận rằng: “Những thay đổi theo định hướng công nghệ trong cấu trúc nhiều thị trường” đã tạo ra sự khác biệt lớn hơn so với các quy định hoặc chính sách chống độc quyền của nhiều quốc gia.

Theo Peter R. Orszag, chuyên gia kinh tế Bloomberg, xu hướng này có thể được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong thời kỳ đại dịch, những công ty lớn hơn sẽ ít gặp khó khăn hơn do họ ít gặp rắc rối về vấn đề thanh khoản hơn so với các công ty nhỏ.

Mặt khác, đại dịch sẽ tác động mạnh mẽ đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ và ít nắm giữ tiền mặt trong tay, những chính sách hỗ trợ của chính phủ cho đến nay cũng không đủ để ngăn chặn hàng loạt các vụ phá sản trong nhóm doanh nghiệp này. Các công ty lớn hơn sẽ có chiến lược đa dạng hoá hơn tuỳ tình hình thị trường và có thể sống sót sau những cú sốc lớn như hiện tại.

Ngoài ra, đại dịch có thể thúc đẩy sự thống trị của các công ty lớn vì chuỗi cung ứng sẽ trở nên tích hợp theo chiều dọc do các công ty lớn hơn có khả năng kiểm soát nguồn cung hơn so với các công ty nhỏ hơn.

Cũng theo Peter R. Orszag, cuộc khủng hoảng này đã làm bộc lộ ra những công ty dễ chịu tổn thương do phụ thuộc vào các công ty khác trong chuỗi cung ứng, những công ty lớn có thể chuyển sang tự sản xuất đồng thời đa dạng hoá nguồn cung từ nhiều nơi hơn. Trong khi đó, những công ty nhỏ lại phải đối mặt với khó khăn về tài chính và họ sẽ thấy hấp dẫn hơn nếu kết hợp với các công ty lớn hơn.

Các cơ quan chống độc quyền thường xem việc tích hợp theo chiều dọc sẽ thuận lợi hơn so với tích hợp theo chiều ngang giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động – đặc biệt nếu trong trường hợp chuỗi cung ứng có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, vẫn có một cảnh báo về việc chủ nghĩa dân tộc gia tăng có thể làm cản trở một số kết hợp tiềm năng nhất định.

Bên cạnh đó, các công ty lớn có thể dễ dàng gia tăng thị phần hơn trong giai đoạn này vì một lý do đơn giản, trong một cuộc khủng hoảng, mọi người sẽ tin tưởng các công ty lớn hơn. Người lao động dễ dàng chấp thuận một công việc trong một công ty lớn hơn vì sẽ ổn định hơn trong khi người tiêu dùng cũng tin tưởng các sản phẩm và dịch vụ từ công ty lớn, có thương hiệu hơn và có vẻ an toàn hơn. Hai loại niềm tin này tạo tiền đề cho các công ty lớn tiếp tục phát triển.

Nhiều trường hợp sẽ nhận thấy rằng, các công ty nhỏ có thể có lợi thế hơn khi đa số người dân ở nhà sẽ thúc đẩy mua sắm qua kênh trực tuyến do những công ty nhỏ nhanh nhạy hơn trong việc sử dụng công nghệ thông tin và có thể điều này sẽ tiếp tục diễn ra khi đại dịch kết thúc.

Tuy nhiên trong thực tế, điều này có thể diễn ra ngược lại do các công ty lớn thường phát triển công nghệ thông tin tốt hơn. Một phân tích về xu hướng tiền đại dịch về vấn đề năng suất lao động đã đưa ra kết luận rằng công nghệ thông tin đã san bằng sân chơi bằng cách các cung cấp các công cụ ít tiền hơn cho những công ty nhỏ.

Phản ứng của thị trường chứng khoán trước đại dịch cũng làm nổi bật lên sức mạnh tài chính của một số doanh nghiệp lớn. Trong số 1% các doanh nghiệp niêm yết có doanh thu cao nhất với hơn 52 tỷ USD, sự sụt giảm giá cổ phiếu trong năm nay chỉ ở mức 9%. Trong khi đối với những doanh nghiệp có doanh thu 200 – 550 triệu USD, mức sụt giảm cổ phiếu ở mức gần 40%.

Khi đại dịch còn diễn ra, việc phân phối lại lợi nhuận và quy mô của các công ty sẽ tiếp tục có sự thay đổi lớn.

Theo Tin nhanh chứng khoán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved