Chuyển tới nội dung

Hiệp định CPTPP mang lại nhiều lợi thế cho ngành thực phẩm

Sau 3 năm thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đạt nhiều tín hiệu tích cực, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm tăng tốc mở rộng đầu tư để nắm bắt “thời cơ vàng”.

Liên quan đến Hiệp định CPTPP, bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc ký kết CPTPP đang mang tới 4 lợi thế cho doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam. Theo đó, hiệp định đã mở ra thị trường khá lớn cho hàng hóa nông – thủy sản, thực phẩm chế biến, bởi quy mô kinh tế của nhiều nền kinh tế trong CPTPP tương đối lớn. Từ đó, tạo ra nhiều thuận lợi giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa và lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp với lợi thế của chính mình.

Tiếp đến, CPTPP đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi lẽ là một nền kinh tế mở với quy mô xuất nhập khẩu cao, việc thực thi CPTPP với các thị trường lớn cùng với lộ trình giảm thuế xuất khẩu xuống còn 0 – 5% đã và đang giúp các doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm.

thanh-lap-cong-ty-nganh-cong-nghe-thuc-pham-2020

Hiệp định CPTPP mang lợi nhiều lợi thế cho ngành thực phẩm.

Tương tự, quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và CPTPP đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với giá trị lớn hơn, có được kinh nghiệm quản lý điều hành và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các tập đoàn lớn nước ngoài.

Cuối cùng, doanh nghiệp đang ngày càng thuận lợi hơn trong tiếp cận, xây dựng pháp luật, thực thi chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Bên cạnh việc tận dụng cơ hội Hiệp định CPTPP mang lại về ưu đãi thuế, còn tạo áp lực thúc đẩy cải cách thể chế để mở rộng thị trường, hội nhập.

Trước đó, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cũng từng chia sẻ, lợi ích về mở rộng thị trường thông qua các FTA. Tuy nhiên để được ưu đãi, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn phức tạp và khắt khe. Doanh nghiệp cần tăng tính chủ động như tìm hiểu cơ hội, cam kết trong các FTA để đáp ứng tốt nhất quy định về quy tắc xuất xứ. Đặc biệt, để tăng tính cạnh tranh cho thực phẩm chế biến, doanh nghiệp cần cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới, áp dụng thay đổi công nghệ chế biến, bảo quản. Tập trung liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp để đẩy mạnh chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tạo thành chuỗi dây chuyền sản xuất và xuất khẩu, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Mai Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved