Tuần trước, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu có thể chỉ đạt 1% trong năm nay.

Động thái FED bất ngờ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 0- 0,25% là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã “ngấm đòn” do dịch COVID-19. Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ liên tục ở dưới mức 50 điểm, cho thấy hoạt động sản xuất của nước này bị đình trệ.

Các siêu thị, cửa hàng mua sắm, thậm chí là các phòng tập Gym ở Mỹ bắt đầu đóng cửa, báo hiệu một cuộc suy thoái có thể sẽ xảy ra.

Đặc biệt, việc ông Donal Trump quyết định chặn đứng dòng đi lại Mỹ với một số quốc gia càng khẳng định thêm những lo ngại này.Trước đó, các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc tê liệt trong nhiều tuần lễ, chuỗi cung ứng bị cắt đứt, xuất khẩu lao dốc đã khiến cho nhiều ngành hàng của Mỹ bị “hắt hơi” khi dòng hàng hoá từ Trung Quốc bị chặn lại.

  ” IIF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu có thể chỉ đạt 1% trong năm nay.

Trong khi đó Trung Quốc- nơi xuất phát dịch, cũng đang đối mặt với thiệt hại nặng nề khi các doanh nghiệp Mỹ và phương Tây giảm sự phụ thuộc vào hạ tầng sản xuất nước này vì dịch bệnh. Đáng chú ý, các công ty thuộc 10/12 ngành công nghiệp toàn cầu – bao gồm bán dẫn, xe hơi và thiết bị y tế – đều đã di dời hoặc có kế hoạch di dời ít nhất là một phần dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc.

Kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái trên diện rộng

Khu vực Châu Âu cũng đang gặp nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ. IMF dự báo tăng trưởng GDP của Eurozone năm 2020 chỉ đạt 1,4%, giảm 0,2% so với dự báo trước đó.

Trong một động thái thận trọng, tuần trước Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ hạ đánh giá triển vọng đối với nền kinh tế trong báo cáo hàng tháng sắp được công bố cuối tháng 3 này. Trong đó nêu bật những thiệt hại kinh tế ngày càng lớn do dịch bệnh.

Nếu đúng như dự báo của IIF, mức tăng trưởng GDP 1% được xem là mức thấp nhất của nền kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Theo đó, khả năng một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm nay là khó tránh khỏi…