Thị trường nhiều tiềm năng

Theo một báo cáo nghiên cứu mới đây, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021. Số lượng danh mục hàng hóa được người mua sắm trực tuyến Việt Nam mua trong năm nay tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc tăng gấp 1,5 lần.

thuongmaidientu

Mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng thương mại điện tử đang trở thành xu hướng của người tiêu dùng, đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.

Ông Phạm Gia Dân – Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Infobip Việt Nam cho biết, từ khoảng 3 – 4 năm trở lại đây, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam đã khá phổ biến. Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm 2020, TMĐT đã có sự phát triển đột phá, việc dịch chuyển xu hướng mua sắm từ truyền thống sang mua sắm online đã rất phổ biết.

Tuy nhiên, ông Phạm Gia Dân cho rằng, so với khu vực, thị trường TMĐT của Việt Nam vẫn còn thấp hơn mức độ trung bình. Do đó, đây được đánh giá là thị trường còn nhiều tiềm năng và bắt kịp những xu hướng trên thế giới về TMĐT, đồng thời sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo nhìn nhận của Infobip, trong năm 2021 sẽ chứng kiến sự gia tăng rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam về mua sắm trực tuyến. Mặc dù, nhìn chung trên thị trường toàn cầu nhu cầu năm nay chưa thực sự cao do ảnh hưởng của COVID-19 cũng như những tác động về nockdown của nền kinh tế. Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển từ mua sắm truyền thống sang mua sắm online đang rất rõ ràng, những giao dịch trực tuyến có sự tăng trưởng rất cao”, ông Dân đánh giá.

Theo đại diện Infobip Việt Nam, trong khoảng 2 năm trở lại đây, ghi nhận khoản tăng trưởng khá tốt trong tất cả các lĩnh vực, trong đó hai lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất được ghi nhận thông qua nền tảng của Infobip là TMĐT và tài chính. Trên thị trường châu Á Thái Bình Dương ghi nhận sự tăng trưởng khá ấn tượng, có nước tăng trưởng từ 30 – 40%, do có sự tiếp cận cũng như nhận thức về chuyển đổi số nhanh hơn rất nhiều so với các nước châu Âu và Mĩ La Tinh.

Riêng tại thị trường Việt Nam, ông Dân cho rằng, vào thời điểm đầu mùa dịch có một chút bất lợi do mọi người chưa quen với việc làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, hành vi tiêu dùng của người dân bị đảo lộn. Tuy nhiên, bước sang năm 2021, người tiêu dùng đã bắt đầu chấp nhận với sự thay đổi ngay cả những vấn đề liên quan đến thanh toán số.

“Trong năm 2021 những xu hướng chuyển đổi lên nền tảng online ghi nhận sự tăng trưởng trên 20%. Trong giai đoạn bình thường mới, sự tăng trưởng có thể sẽ lên tới 30%. Những con số này đã đánh giá được một phần nào đó liên quan đến sự dịch chuyển và việc chấp nhận thanh toán số tại Việt Nam, ông Dân nhận định.

chuyendoiso1

Chuyển đổi số ở Việt Nam được đánh giá là không đồng đều giữa các doanh nghiệp với nhau.

Đánh giá về quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Gia Dân cho rằng, thời gian qua, vấn đề chuyển đổi số ở Việt Nam được đánh giá là rất mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Chuyển đổi số diễn ra không đồng đều giữa các địa phương với nhau và giữa các doanh nghiệp với nhau.

Theo ông, những lĩnh vực dẫn đầu trong chuyển đổi số hiện nay thuộc về các lĩnh vực liên quan đến tài chính, bảo hiểm, logistics, thương mại điện tử…những lĩnh vực khác, chuyển đổi số đang ở mức độ vừa phải và còn nhiều rào cản.

“Khả năng tiếp cận và chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay rất tốt. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ nên có nhiều hạn chế về nguồn lực, về vốn. Bên cạnh đó, là sự hạn chế về tư duy và nhận thức dẫn đến việc chuyển đổi số diễn ra không đồng đều giữa các doanh nghiệp”, đại diện Infobip Việt Nam nhìn nhận.

Bùng nổ mua sắm trực tuyến

Năm 2021 là một năm “ngấm đòn” bởi đại dịch COVID-19, thu nhập của người dân đa phần bị giảm sút, đặc biệt là tiểu thương, những người buôn bán nhỏ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, với sự xuất hiện biến thể Omicron, một biến thể siêu lây nhiễm, không loại trừ khả năng các cửa hàng sẽ phải đóng cửa trong khoảng thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán. Do đó, ông Dân nhận định, nhu cầu mua sắm dịp cuối năm của người dân sẽ giảm rất nhiều.

Infobip-4

Giải pháp đa kênh giúp các doanh nghiệp ngành TMĐT tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ông Dân cũng cho rằng thay vì mua sắm trực tiếp, người dân sẽ chuyển qua hình thức mua sắm online và xu hướng này sẽ phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong đợt mua sắm cuối năm nay. Các doanh nghiệp cũng đã có sự chuẩn bị kỹ về mặt công nghệ để tránh tình trạng nghẽn truy cập, cũng như việc xử lý đơn hàng bị quá tải và giao hàng trễ.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, ông Phạm Gia Dân cho biết, Infobip sẽ triển khai giải pháp đa kênh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành TMĐT tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn. Theo đại diện Infobip, giải pháp đa kênh của Infobip là bộ giải pháp đồng nhất, giúp các doanh nghiệp tương tác với khách hàng tốt hơn. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp trả lời được 4 câu hỏi: tại sao phải tương tác với khách hàng? Tương tác với đối tượng khách hàng như thế nào? Tương tác với nội dung gì? và cách thức truyền thông như thế nào?

Theo ông Dân, bộ giải pháp của infobip được tách ra thành hai giải pháp chính. Giải pháp thứ nhất là kết nối với khách hàng thông qua SMS, email và gần đây thêm các kênh liên quan đến mạng xã hội như Facebook, Viber, Web chat, Zalo. Tất cả các kênh phổ biến hiện nay đều được tích hợp trên các nền tảng của infobip. Giải pháp thứ hai là giải pháp phân tích tập trung dữ liệu của khách hàng liên quan đến hệ thống contact center hỗ trợ đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thông qua nhiều kênh đa dạng khác nhau giúp cho các doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng của mình một cách hiệu quả nhất và tạo ra được giá trị lớn nhất.

“Áp dụng chuyển đổi số đối với khách hàng là một nhu cầu cấp thiết, giải pháp của infobip có thể giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm được các chi phí vận hành, chi phí về đầu tư, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một tiện ích đặc biệt của Infobip là giúp các doanh nghiệp biết được khách hàng tiềm năng của họ là những khách hàng như thế nào, đang có nhu cầu gì. Từ đó, tiếp cận với khách hàng tốt hơn, tránh làm phiền khách hàng và đạt hiệu quả hơn trong việc thuyết phục khách hàng, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Infobip Việt Nam Phạm Gia Dân chia sẻ.

Đình Đại