Giá mặt hàng năng lượng này đã giảm 10% kể từ đầu năm do sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 khiến triển vọng nhu cầu dầu thô toàn cầu trở lên u ám.

Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo mới đây của nhóm phân tích CTCK Rồng Việt (VDSC). Trong tuần vừa qua, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh. Giá dầu WTI giảm 23% và dầu Brent giảm 25%, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay. Dịch cúm COVID-19 lan nhiễm ra toàn cầu, đã được WHO xác nhận là đại dịch khiến giá dầu thế giới có một tuần rớt thê thảm.

Theo báo cáo của VDSC, giá dầu thô lao dốc và giảm trên 30% trong phiên giao dịch cuối tuần trước do những bất đồng giữa OPEC và Nga trong việc cắt giảm sản lượng. Hàng hóa này cũng nhiều lần ghi nhận sự trồi sụt tương tự trong 5 thập kỷ qua do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trước đó, ngày 6/3, Nga từ chối giảm thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày nhằm hỗ trợ giá dầu thô thế giới đang giảm do ảnh hưởng từ dịch cúm COVID-19. Kế đó, các Ả Rập Xê Út tuyên bố giảm giá dầu để giữ thị phần, mức giảm thấp nhất trong vòng 20 năm qua dẫn đến giá dầu giảm sốc như tuần qua.

VDSC cho biết hàng hóa này đã nhiều lần ghi nhận sự trồi sụt tương tự trong 5 thập kỷ qua do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những lý giải hiện tại cho việc giá dầu thô lao dốc đến từ cả hai khía cạnh, đó là cung và cầu. Giá mặt hàng năng lượng này đã giảm 10% kể từ đầu năm do sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 khiến triển vọng nhu cầu dầu thô toàn cầu trở lên u ám.

Bên cạnh Ý, Pháp và Nhật Bản, ngày càng nhiều các quốc gia được dự báo sẽ ghi nhận “suy thoái kỹ thuật” trong nửa đầu năm 2020. Và hiện tại, các nhà sản cung ứng dầu thô một lần nữa bị thiệt hại do sự thay đổi chính sách đột ngột từ OPEC trong việc gỡ bỏ giới hạn nguồn cung.

Tại Việt Nam, giá bán lẻ xăng dầu chịu sự chi phối của chính sách khi thuế và phí chiếm gần 1/2 trong giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu. Điều này hạn chế tác động tích cực tới thu nhập và chi tiêu của người dân.

Điển hình như giai đoạn 2014-2016, giá xăng dầu bán lẻ trong nước giảm khoảng 40% trong khi giá dầu thô thế giới giảm tới 70%.

Nhìn chung lại, trong bối cảnh giá dầu lao dốc cùng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, chuyên gia VDSC tin rằng tại Việt Nam ảnh hưởng tích cực tới thu nhập của người tiêu dùng bị giới hạn thông qua việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm thay cho việc thúc đẩy chi tiêu trong năm 2020.

Tác động rõ nét nhất đến từ việc hỗ trợ kiểm soát lạm phát khi điều này có thể gỡ bỏ phần nào sức ép lên Ngân hàng Nhà nước và tạo cơ hội cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ.

Điều này một lần nữa ủng hộ dự báo về khả năng cắt giảm lãi suất điều hành vào nửa cuối quý II.

Bên cạnh đó, VDSC ước tính việc giá dầu lao dốc sẽ giúp cán cân thương mại tăng trên 1,5 tỷ USD trong năm 2020. Trong năm 2019, Việt Nam là nước nhập khẩu dòng dầu thô khi chi tới 1,8 tỷ USD cho mặt hàng năng lượng này.