Sáng nay (29/6), Tổng cục Thống kê công bố số liệu kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm. Theo bà Nguyễn Thị Hương – tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP (tổng sản phẩm trong nước) quý 2 năm nay ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý 2 năm trước, nhưng thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ các năm 2018 và 2019.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 5,8% được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hồi cuối tháng 5/2021.

Riêng trong quý II, GDP ước tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 và gần bằng tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019.

Theo cơ quan thống kê, Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4 với những diễn biến phức tạp, khó lường đặt ra nhiều thách thức, rủi ro. Con số tăng trưởng là kết quả sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 8,17%, khu vực công nghiệp và xây dựng góp hơn 59%, còn khu vực dịch vụ đóng góp 32,78%. Trong đó, ngành công nghiệp tăng gần 9% trong 6 tháng đầu năm nay, gần tương đương tốc độ tăng 9,13% trong nửa đầu năm 2019 – giai đoạn trước khi xảy ra Covid-19 và cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020.

xnkthuysan1

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 8,17%.

Công nghiệp chế biến, chế tạo – động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế – đạt tốc độ tăng 11,42%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%, ngành xây dựng tăng 5,59%. Ngược lại, khai khoáng giảm 6,61%, do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên giảm 12,5%.

Trong khu vực dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách vẫn gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương để phòng chống dịch bệnh. Tăng trưởng của khu vực này chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,48% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2011-2021. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn, như bán buôn và bán lẻ tăng 5,63%, là ngành đóng góp lớn nhất của khu vực dịch vụ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%. Ngược lại, ngành vận tải, kho bãi giảm 0,39%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm hơn 5%.

Về triển vọng tăng trưởng những tháng cuối năm, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 đến từ khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức vì dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; năng lực nội tại của nền kinh tế thấp và vẫn phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2021 6%, tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm phải đạt trên 7%. Đây là thách thức không nhỏ trong khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và đang tác động mạnh tới những “đầu tàu” dẫn dắt tăng trưởng…

“Tăng trưởng kinh tế năm nay phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19, song khả năng vẫn đạt tăng trưởng từ 6,1-6,3% cho cả năm 2021 khi so sánh với nền thấp của năm ngoái”, TS. Cấn Văn Lực nhận định.

Để đạt mức tăng trưởng kỳ vọng, TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân và giữ cho dịch bệnh không lây lan vào các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. “Đẩy mạnh tiêm chủng và giữ cho dịch không bùng phát là nhân tố quan trọng để tăng trưởng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, số người được tiêm chủng ở Việt Nam vẫn khá thấp. Điều này đặt ra thách thức trong việc thực hiện thành công “mục tiêu kép” của Việt Nam.

Trong khi đó, Công ty CP chứng khoán Mirae Asset lại cho rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục đà hồi phục trong hai quý cuối năm 2021 và năm sau nhờ loạt 6 yếu tố. Thứ nhất, phản ứng chống dịch kịp thời và kiểm soát được dịch nhanh chóng, đi kèm với việc thúc đẩy tiến trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19.Thứ hai, nhu cầu tiêu dùng trong nước cải thiện. Thứ ba, nhu cầu bên ngoài cũng phục hồi đáng kể nhờ việc triển khai vaccine toàn cầu và các gói hỗ trợ kích thích kinh tế ở các đối tác thương mại lớn giúp xuất khẩu tăng trưởng hai con số và thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước. Thứ tư, Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn của sự chuyển dịch làn sóng FDI toàn cầu. Thứ năm, Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư công. Và thứ sáu, lạm phát và tỷ giá duy trì ổn định.