Nhưng từng đó liệu có đủ để du lịch Việt Nam vớt vát lại 1 năm biến động này.

Trong năm 2019, Việt Nam đón hơn 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Các tỉnh thành đón nhiều khách Trung Quốc bao gồm Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM, Phú Quốc…

p/Hiệp hội Du lịch dự báo, lượng khách quốc tế đến trong tháng 2 và 3/2020 sẽ giảm trên 60%

Hiệp hội Du lịch dự báo, lượng khách quốc tế đến trong tháng 2 và 3/2020 sẽ giảm trên 60%

Dồn sức cho thị trường nội

Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang chịu đang bị khủng hoảng và phải chịu thiệt hại vô cùng lớn. Dự kiến, lượng khách quốc tế đến trong tháng 2 và 3/2020 sẽ giảm trên 60%, khách nội địa có thể giảm đến 80% do lo ngại dịch bệnh.

Với Trung Quốc, Việt Nam đã đóng cửa và hạn chế giao lưu từ đầu năm để tránh lây lan dịch. Mới đây, ngày 29/2, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục mất nốt thị trường lớn thứ 2 là Hàn Quốc – với động thái áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn.

Do đó, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp đang dần chuyển sang thu hút khách nội địa với các chương trình khuyến mãi sâu.

Liên minh Kích cầu du lịch – sự hợp tác giữa Hiệp hội du lịch Việt Nam cùng hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành, lưu trú… ra đời đã tung ra 4 tour nội địa tới Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai.

Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc HanoiRedtour – đơn vị thành viên Liên minh Kích cầu Du lịch Việt Nam – lý giải, đây là chương trình hấp dẫn nhất từ trước đến nay và là cơ hội lớn để du khách có thể đi du lịch vào mùa đẹp nhất trong năm với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Ngoài ra, hàng loạt hãng vận tải, chỗ lưu trú hay đơn vị tổ chức tour cũng tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi. Vietjet Air tung các gói khuyến mãi 69.000 đồng, 99.000 đồng, 199.000 đồng. Vietnam Airlines cũng đồng loạt bán vé đồng giá 199.000 đồng/chiều (đã bao gồm thuế, phí là 589.000 đồng/chiều) cho hơn 30 đường bay nội địa của hãng.

Giá tour du lịch của Lữ hành Saigontourist cũng được giảm sâu, trong đó tour Phú Quốc (3 ngày, khởi hành thứ sáu hằng tuần) bay với Vietnam Airlines, nghỉ tại khu nghỉ dưỡng 4 sao Sài Gòn – Phú Quốc có giá trọn gói chỉ còn 4,079 triệu đồng, áp dụng từ ngày 1/3 đến 31/5. Vietravel cũng tung ra gói sản phẩm kích cầu với mức giá giảm lên đến 40%, tour trong nước có mức giá từ 299.000 đồng, tour nước ngoài từ 2,99 triệu đồng…

Kết quả, báo cáo của Sở Du lịch các tỉnh đều cho biết ngành du lịch đang phục hồi. Sở VH-TT&DL Quảng Nam cho biết trong tháng 2 lượng khách giảm hơn 63% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tháng 3 đã phục hồi gần bằng cùng kỳ. Lãnh đạo các Sở Du lịch Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, TP. HCM… đều liên tục cho biết tình trạng du khách quay trở lại và ngành du lịch phục hồi tốt…

“Xanh vỏ đỏ lòng”

Tuy nhiên, trái với những báo cáo của lãnh đạo các sở, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch lại đang “méo mặt” vì thua lỗ.

Vinpearl – chuỗi khách sạn có số lượng phòng lớn nhất Việt Nam – đã quyết định đóng cửa tạm thời bảy khách sạn ở Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Cụ thể, Vinpearl cho biết sẽ đóng cửa tạm thời gần một tháng đối với hai khách sạn ở Nha Trang là Vinpearl Discovery 1 Nha Trang và Vinpearl Condotel Empire Nha Trang đến ngày 31/3/2020. Với Vinpearl Resort & Spa Hội An và Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng, Vinpearl còn chưa xác định ngày nào sẽ mở cửa trở lại.

Ngạc nhiên nhất là 3 khách sạn ở Phú Quốc – vốn là điểm du lịch thu hút khách hàng hàng đầu cả nước – cũng được thông báo đóng cửa “tới lúc có thông báo mới”.

Với quyết định này, Vinpearl sẽ là chuỗi khách sạn lớn nhất quyết định đóng cửa tạm thời do dịch COVID-19. Ngoài ra, hàng loạt khách sạn khác, với tiềm lực nhỏ hơn, cũng đang lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc đang chuẩn bị đóng cửa.

Đại diện Sun Group cho biết tại bến nội địa Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, lượng khách giảm mạnh, trong đó khách Trung Quốc giảm đến 98%, Hàn Quốc giảm 85%, Việt Nam giảm 70%. Đặc biệt, tại bến quốc tế, sau khi có công bố về dịch, hầu hết các chuyến tàu biển của tháng 2 đã bị hủy.

Sự khác nhau giữa báo cáo của các sở và các doanh nghiệp trong ngành du lịch có thể lý giải từ việc chi tiêu như thế nào cho một chuyến du lịch. Đồng ý rằng với các chương trình kích cầu này, du khách sẽ đến với các địa phương có danh lam thắng cảnh để du lịch. Tuy nhiên, việc đi đến tham quan và chi tiêu mua sắm tại các địa phương này giữa khách hàng nội và du khách nước ngoài là khác nhau.

Lưu ý rằng, việc giảm giá thu hút khách hàng sẽ dẫn tới việc tệp khách hàng không hẳn muốn đi du lịch đúng nghĩa, mà là để tận dụng các tour giá rẻ. Đối với các khách hàng nội, phần lớn đều mang tâm lý tham quan, và mang một ít đồ lưu niệm về, ít chi tiêu cho các dịch vụ khác. Điều này khác hẳn với các du khách nước ngoài sẵn sàng chi thêm các khoản khác khi đi du lịch.