Tuy nhiên vấn đề mấu chốt là góc nhìn và hoạch định định tăng trưởng hướng ngoại…

Năm Kỷ Hợi (2019) đang qua để lại dấu ấn trong chuỗi giá trị thịt heo. Theo ước tình tổng tiêu thụ thịt heo ở Việt Nam là gần 7-10 Tỷ USD. Masan đã âm thầm tăng tốc đột phá theo chuẩn công nghệ ‘thịt lạnh’ nhãn hiệu MEATDeli giúp cho tập đoàn này bức phá cả về doanh số lẫn thị phần với tham vọng doanh thu hàng Tỷ USD là không quá khó khăn, trong khi công ty đầu ngành như Vissan đã không chịu  mở rộng thị trường ra phía Bắc. Cú đột phá ấn tượng giúp khẳng định hướng đi đúng của Masan đó là cơ hội thâu tóm 2000 điểm bán lẻ Vinmart…

Tuy vậy nếu nhìn sang Trung Quốc thì tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này còn ‘khủng khiếp’ hơn nữa…Hy vọng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp không ban hành chính sách hạn chế quota sản lượng chăn nuôi mà hãy cùng doanh nghiệp Việt Nam hoạch định ngành chăn nuôi heo theo hướng tiềm năng xuất khẩu sang TQ và nhiều thị trường khác. Ngòi vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường và nguồn nước thì đây là một tiềm năng lớn, và xét về lịch sử Việt Nam là nơi có kinh nghiệm thuần dưỡng heo (lợn) lâu đời nhất trên thế giới, thật xứng đáng làm một cường quốc chăn nuôi và chế biến thịt heo (lợn) xuất khẩu nhiều tỷ USD.

Ngành du lịch bứt phá

Trong một bài viết gần đây, khi thử so sánh một số lĩnh vực kinh tế then chốt giữa Việt Nam và Thái Lan, đã cho thấy những ngành mà Việt Nam còn ‘room’ tăng trưởng rất lớn.

Show trình diễn thực cảnh Ký ức Hội An 

Đã có những bước đi mang tính đột phá trong sự sáng tạo trong ngành du lịch giải trí. Điển hình như Nhà hát Làng Chài Phan Thiết gắn với đặc sản nước mắm, tham gia tự tin vào nâng cao chuỗi giá trị nước mắm truyền thống; với show trình diễn thực cảnh Ký ức Hội An tự tin công bố show trình diễn hàng đầu thế giới (không hề thua kém Cirque du Solei của Vegas, hay chuỗi các show của Trương Nghệ Mưu tại Trung Quốc) đã tự tin đưa hình ảnh quảng cáo ngay trên dàn đèn LED của Quảng trường Thời Đại New York.

Tập đoàn Apec công bố dự án khủng 3000 phòng Wynham Apec ở Mũi Né (quy mô lớn hơn Marina Bay Sand của Singapore 2500 phòng) thì ngay lập tức 1/3 đã bán hết. Chính Apec Group dù là một công ty BĐS quy mô vừa nhưng đã tiên phong xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn đẳng cấp thế giới.

Hay như Louis Vuitton trong năm 2018 đã quay những clip hình ảnh sang trọng và đẳng cấp cho thương hiệu đắt giá nhất của họ tại Vịnh Hạ Long của Việt Nam, theo tôi là điều mà doanh nghiệp VN cần học hỏi trong chiến lược mới xây dựng thương hiệu Việt đạt cấp độ Premium giúp nâng cao giá trị vượt trội nho nhiều sản phẩm mà tưởng chừng như chỉ có thể bán với giá rẻ.

Ngành bất động sản du lịch của Việt Nam đã và đang nhanh chóng theo đuổi những dự án quy mô và ý tưởng đột phá, đáp ứng tiềm năng to lớn của luồn du khách quốc tế đang hướng đến vượt ngưỡng 20 triệu du khách, và tiếp tục theo đuổi mốc cao hơn nếu so sánh với du lịch Thái Lan. Theo đó hạ tầng du lịch nói chung với nhiều cơ hội đầu tư cơ sở giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, homestay, dịch vụ sức khoẻ, ăn uống, show trình diễn, làng nghề thủ công, bảo tàng, vàng trang sức…đều có cơ hội tăng trưởng đột phá.

Tạo bệ đỡ cho các chuỗi giá trị liên quan

Trong khi bám đuổi cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực với Thái Lan, chúng tôi nhận thấy những thị trường khủng trong chuỗi giá trị liên quan: Ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam phát triển còn chậm so với Thái Lan hàng thập kỷ với tổng dung lượng trị trường chỉ bằng 1 phần 4 (Thái Lan đạt sản lượng trên 1,5 triệu xe hơi); Ngành bán lẻ Vàng trang sức (gằn liền trong chuỗi giá trị du lịch) Thái Lan đạt mức 17 tỷ USD năm 2019 trong đó xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ đến 15 Tỷ USD trong khi Việt Nam mới vượt qua 3 Tỷ USD với PNJ, DOJI…và tỷ trọng xuất khẩu ngành này còn rất kém. Nếu chúng ta tự hào vừa chiến thắng Thái Lan với môn Bóng đá và đoạt giải gạo ngon thế giới trong năm qua, thì hãy nhìn vào những ngàng kể trên để chấp nhận cạnh tranh tiếp tục.

Cũng đừng quên nhiều thương hiệu Thái Lan và các Tập đoàn cũng nhanh chóng chiếm thị phần tại VN điển hình là ngành bán lẻ và rượu bia (Central Group), vật liệu xây dựng (SCG), điện tử với Casper…

Chúng tôi nghĩ rằng thông điệp ‘Mãnh Liệt Tinh Thần Việt nam” của Vin cần được lan toả rộng khắp đến mọi doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2020 này. Năm 2020 khi nói đến điều này không có gì quá khó đối với phần lớn doanh nghiệp VN nếu có tư duy tích cực và không ngừng học hỏi.

Bất động sản với tư duy mới…

Trong ngày cuối năm khi ghé thăm không gian làm việc của Apec Group một tập đoàn BĐS có tư duy rất cải cách chúng tôi cùng chia sẻ những điểm mới với tâm thế ‘khẳng định đẳp cấp’ của người Việt Nam trong sân chơi sòng phẳng toàn cầu bằng thực tế là sự ngưỡng mộ của các chuyên gia đến từ Nhật, Châu Âu tiếp cận mô hình kinh doanh và tư tưởng của Apec. Anh bạn chủ tịch Apec vốn xuất thân từ một gia đình có nền tảng tri thức vững chắc, cùng với sự học hỏi tinh hoa của triết lý Phật học  đương đại (contemporary buddhism philosophy) đang hình thành tư duy mô hình (business synergy) mang tính đột phá và dẫn đạo… Apec hội tụ được tri thức Việt ở tầm đa-quốc-gia.

Nhiều tập đoàn bất động sản khác cũng đang trong quá trình đổi mới tư duy, đa dạng phân khúc và tránh dẫm chân lên nhau như trước đây. Trong đó cần ghi nhận vai trò của các Kiến trúc sư người Việt có tầm (hay Việt Kiều) đang đóng góp nâng tầm tư duy của nhiều dự án bất động sản Việt Nam đương đại, đó là những không gian Waterfront, không gian Thiền, Tân cổ điển và Art Deco hay Loft Living và nhất là Kiến trúc biểu tượng (monument archtype)… không còn xa lạ với kiến trúc Việt Nam. Bên cạnh đó cũng ghi nhận lỗ lực quản lý nhà nước về lành mạnh hoá, minh bạch hoá thị trường, phòng ngừa nguy cơ bong bóng và mô hình đa cấp biến tướng như vừa qua.

Bài học từ… “nhà Vin”

Chỉ trong vòng 1 tháng cuối cùng 2019, Vin đã thay đổi chiến lược đầu tư, loại bỏ những ngành nhỏ lẻ như chuỗi Vinmart, Adayroi… quay ngoắc sang công nghệ cao và hướng ra thế giới thậm chí là gây sốc dư luận khi tuyên bô chắc nịch sẽ xuất khẩu xe hơi sang cả thị trường Mỹ trong tương lai không xa. Với thông điệp dẫn đạo “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” Vin đã thực sự đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng ở các ngành mới và thị trường nước ngoài…Có thể thấy những dòng tiến mới đã hình thành: VSmart điện thoại và đồ điện tử gia dụng như TV; xe gằn máy Klara chơi lớn với chiến dịch quảng cáo với hoa hậu H’hen Niê, bên cạnh đó là sự chuẩn bị ra mằt hãng hàng không Vinpearl Air dù hơi chậm so vời Bamboo Airways trong một hạ tầng chật hẹp các sân bay lớn đã lắp đầy slot (vị trí đỗ).

Với thông điệp dẫn đạo “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” Vin đã thực sự đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng ở các ngành mới và thị trường nước ngoài…

Năm 2018 khi còn ở Thaco cá nhân tôi đã chủ động bàn lùi một dự án xe máy điện, lý do không phải là không tích cực như sự thật vì cách tiếp cận của nhóm dự án vẫn bị theo lối mòn tư duy đó là nhập khẩu nguyên chiếc với thương hiệu Gogoro của… Taiwan. Nếu Gogoro của Thaco ra mắt tôi nghĩ có lẽ rất ‘quê mùa’ khi so với Klara của Vin như hiện tại. Vì vậy cần những tư duy mạnh mẽ hơn, vì đối với xe máy thì việc xây dựng thiết kế sản phẩm và nâng cao nội địa hoá với tinh thần thương hiệu thuần Việt (với  Thaco) không có bất cứ khó khăn nào.

Thương hiệu Việt là con đường duy nhất để đi ra thế giới !

Đó là câu trả lời gần đây khi được hỏi về mô hình nhượng quyền thành công của An Phước với Pierre Cardin… Thành công của An Phước trong một giai đoạn vừa qua cần nên xem là một sự tích luỹ cho chiến lược dài hạn, sở hữu thương hiệu và đi ra thế giới, khi đò VN mới hy vọng có những ông trùm trong ngành thời trang như Zara, như LVMH…và bước đầu Sơn Kim đã làm được với VERA, Mattana (May Nhà Bè), Scavi với Corèle V. (của một doanh nhân Việt Kiều Pháp), hay Owen của Kowil (Phú Thái), Canifa và Aristino…Đó là những thương hiệu Việt tiêu biểu trong ngành công nghiệp thời trang hoàn toàn có cơ hội vươn ra thị trường thế giới.

Thu hẹp cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giúp thặng dư mậu dịch tăng gấp 4 lần hiện nay

Một trong những nút thắt có thể nhìn khác đi thành cơ hội, đó là quan hệ thương mại với TQ. Nếu đặt ra mục tiêu cân bằng 1:1 với TQ thì cơ hội bứt phá cho VN rất lớn và đó chính là bảo vệ được thặng dư ròng xuất siêu với Hoa Kỳ lên đến 40 Tỷ USD không bị chia sẽ với nhập siêu từ TQ, tức là gấp 4 lần mức thặng dư thương mại 2019 là 10 Tỷ USD.

Trong giới các chuyên gia kinh tế (think tank) có một sự chỉ trích không hề nhẹ đối với các CEO hàng đầu VN đó là ‘các anh hãy tạo ra chiến lược thặng dư ngoại tệ cho đất nước’ chứ không phải hình thành những tập đoàn kinh tế ‘nhập siêu’. Và cũng không quá chậm khi nhìn thấy những tín hiệu tích cực từ Vinamilk với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu (Singapore, Trung Quốc, Mỹ…); T&T với những dự án đầu tư khủng và thâm nhập vào Vinafood II; Thaco với chiến lược đầu tư nông nghiệp (THADI-HNG) kỳ vọng tạo doanh thu xuất khẩu nông sản chế biến để bù đắp cán cân ngoại tệ do nhập khẩu CKD ngành công nghiệp ô-tô; Vin cũng rất ‘áy náy’ vì doanh số cục bộ quá khủng trong ngành BĐS nghĩa là mất cân bằng các dòng tiền được kỳ vọng cân bằng bởi các dòng sản phẩm mới như điện tử (Vsmart) hay sản phẩm công nghiệp ô-tô và xe máy (Klara) ; Novaland sau khi chủ tịch Nhơn trao quyền liệu có cân bằng trở lại với ngành nghề thống trong chuỗi giá trị Anova (nông nghiệp công nghệ cao) vốn là nguồn tích luỹ cho Novaland những năm gần đây…Lâu nay doanh nghiệp VN còn quá thụ động trong chiến lược đối sách thương mại sòng phẳng với TQ. Năm vừa qua chỉ riêng chuyển biến chính ngạch của TQ đã gây sốc cho không ít mặt hàng nông sản chủ lực của VN điển hình là trái Thanh Long, do bởi lâu nay chỉ ngồi nhà chờ thương lái, và vận chuyển ra biên giới thụ động chờ giá…trong khi như chúng tôi được biết doanh nghiệp TQ sang tận VN làm xưởng chế biến nông sản rồi xuất khẩu thành phẩm sang TQ. Một nhà máy chế biến cà phê hoà tan ở Cao Bằng do một doanh nhân trẻ TQ làm chủ đã dám đặt tên nhãn hiệu là Cà Phê Sài Gòn…

Thị trường cà phê thế giới vẫn còn nhiều ‘room’ cho Việt Nam, như vừa hay tin Intimex đã nâng công suất cà phê hoà tan lên 20,000Tấn/năm. Với tiềm lực của mình (doanh thu 2 tỷ USD xuất thô nông sản) Intimex HCM cần đầu tư chuyên môn làm thương hiệu đẳng cấp quốc tế và mạnh dạn tham gia chuỗi giá trị cà phê kể cả bán lẻ thì cơ hội thành công rất rõ ràng, khẳng định chắc chắn vị thế số 2 toàn cầu trong ngành cà phê không chỉ xuất thô hay tính theo sản lượng mà phải sánh ngang về giá trị để so với những thương hiệu toàn cầu như Nestlé hay Starbucks.

Cá nhân tôi trong thời gian gần đây đã lắng nghe được nhiều quan điểm mới và rất mạnh mẽ đó là ‘làm lớn thì dễ hơn làm nhỏ’ không còn yếm thế hay co cụm trong sân chơi hẹp và thị trường hẹp. Tuy nhiên một bộ phận doanh nhân trẻ ‘thế hệ digital’ nhiều những start-up vẫn còn say sưa với những thị trường ảo hay ‘đốt tiền’ của nhà đầu tư mà không tỉnh táo nhận ra thế mạnh của đất nước và con người Việt Nam.