Chuyển tới nội dung

Dịch bệnh khiến 50% doanh nghiệp ngành gỗ đứng trước nguy cơ phá sản

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sụt giảm mạnh. Đến nay đã có trên 50% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản và những doanh nghiệp còn lại đang phải “vật lộn” để duy trì sản xuất.

Theo đó, thông tin trên được Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) phản ánh tại cuộc họp về chế biến gỗ và lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức, ngày 7/9/2021 theo hình thức trực tuyến.

Phóng viên đưa tin, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 7 tháng năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt con số kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay, với tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, bước sang tháng 8, xuất khẩu gỗ lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh, do những tác động của dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng, lưu thông, cung ứng lao động bị ảnh hưởng. Ước tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 949 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 7/2021 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.

go

Dịch bệnh khiến 50% doanh nghiệp ngành gỗ điêu đứng, nguy cơ phá sản.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 8 tháng năm 2021, xuất khẩu lâm sản ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%; lâm sản ngoài gỗ đạt 0,79 tỷ USD, tăng 54,2%.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest cho biết, trước đó các doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác với số lượng tăng rất cao so với năm trước, có nhiều đơn hàng, hợp đồng được đề nghị cung cấp sản phẩm đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, từ giữa tháng 7/2021 đến nay, có hơn 50% doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ phải ngừng, đóng cửa và giảm sản xuất. Do vậy, trị giá xuất khẩu đồ gỗ trong tháng 8 vừa qua suy giảm mạnh.

Hiện các doanh nghiệp dừng sản xuất đang đối diện nguy cơ phá sản do vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, các khoản thuế, phí, lãi suất ngân hàng….  Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, phí công đoàn chiếm khoảng 15% chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 8/2021 ước tính đạt 19,9 nghìn ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 143,4 nghìn ha, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 56,2 triệu cây, tăng 1,7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 11.085,2 nghìn m3, tăng 5,1%; sản lượng củi khai thác đạt 12,9 triệu ste, giảm 0,5%.

Trong tháng 8/2021, diện tích rừng bị thiệt hại là 400,7 ha, tăng 97% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 334 ha, gấp 1,7 lần; diện tích rừng bị chặt, phá là 66,7 ha, giảm 19%. Ước tính 8 tháng năm 2021, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.726,8 ha, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 963 ha, tăng 66,8%; diện tích rừng bị chặt, phá là 763,8 ha, tăng 24,6%.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved