Chuyển tới nội dung

Cửa khẩu thông suốt, cơ hội cho nông sản Việt rộng đường sang Trung Quốc

Việc Trung Quốc mở biên trở lại, đồng thời nới lỏng các biện pháp chống dịch COVID-19 sẽ là cơ hội rất lớn cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics, tạo điều kiện để hàng nông sản, lương thực, thực phẩm Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.

Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, do nhu cầu Tết từ thị trường Trung Quốc và thứ 2 sản lượng sầu riêng của Thái Lan mùa này không có nhiều, hàng mình trái mùa nên bán được nhiều. “Nhu cầu trái cây của Trung Quốc chắc chắn tăng so với 2022. Trung Quốc cũng đã dỡ bỏ các biện pháp, rào cản cho lưu thông hàng hóa ở biên giới và trong thị trường Trung Quốc”, thông tin từ Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết.

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cũng cho biết thời điểm này, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu các loại tôm sú để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Về lâu dài, nhu cầu thị trường còn được dự báo có thể tiếp tục tăng.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận định: “Nếu việc mở cửa đi cùng với việc kiểm soát dịch bệnh tốt, đây sẽ là thị trường quan trọng của thủy sản trong năm 2023”.

donu

Cửa khẩu thông suốt, cơ hội cho nông sản Việt rộng đường sang Trung Quốc.

Hiện nay, nhiều loại trái cây, nông sản đang tăng giá mạnh tại điểm cận Tết Nguyên đán. Đơn cử, tại thủ phủ thanh long Bình Thuận, giá thanh long ruột trắng loại 1 có giá 13.000 – 15.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ giá 35.000 – 37.000 đồng/kg. So với thời điểm cách đây 1 tháng, giá thanh long đã tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần. Giá thanh long nhích lên từng ngày được cho là do nguồn cung hạn chế trong khi cận Tết, nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trường, đặc biệt thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Với mức giá đang tốt như hiện nay, không ít doanh nghiệp đang tập trung vào xuất trái tươi.

Liên quan đến thị trường xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2023, ngành công thương đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 6%; cán cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái thặng dư. Mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2023 được xác định sẽ gặp nhiều thách thức bởi từ quý IV/2022, thị trường tiêu dùng hàng hóa toàn cầu đã chậm lại thấy rõ, nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… lạm phát tăng cao đã giảm sức mua, đã ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Còn theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhấn mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh thông tin về các FTA là công cụ dài hạn để duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Bên cạnh đó, lựa chọn nhóm hàng, mặt hàng có thế mạnh, tiềm năng xuất khẩu, ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng kế hoạch lộ trình theo chuỗi, có tính dài hạn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Ông Hải cũng cho rằng nỗ lực cải cách hành chính, giảm chi phí logistics để giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn là yêu cầu quan trọng trong thời gian tới.

Tuấn Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved