Thức ăn chế biến sẵn của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật đạt mốc cao trong đợt Covid-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Và những chuyển đổi với các phương tiện, công cụ lao động mới, sẽ thêm điều kiện chúng ta tiếp cận cơ hội tôn bồi những nhu cầu thiết yếu, văn hóa, lối sống, cho lợi ích của các bên.

Đó là cách mà không ít doanh chủ kinh doanh tâm niệm để tiếp tục tiến ra thế giới, trong bối cảnh COVID-19 bóp nghẹt mói thói quen, mọi nhu cầu, mọi lối sống dù là văn minh hay giản sơ bậc nhất. Tại châu Âu, uống trà và cà phê là một trong những thói quen, một văn minh sống như vậy.

Trong dịch COVID-19 đợt đầu tại Việt Nam, một phóng sự của VTV phản ánh trực tiếp từ tâm bão dịch nước Anh rằng trong khi nhiều người dân xứ Ăng lê co cụm trong nhà thì thứ vẫn khiến họ phải đến siêu thị, các điểm bán hàng thực phẩm thiết yếu để mua nhu yếu phẩm phục vụ gia đình ngoài thực phẩm đó là trà và cà phê. Thậm chí nhiều gia đình vẫn phải tiêu thụ cà phê như thức uống ưa thích không thể thiếu mỗi ngày. Và đó là cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam. Càng là cơ hội của chúng ta khi EVFTA bắt đầu hiệu lực từ đầu tháng 8 này.

Ví dụ như vẫn với cà phê. Tính đến cuối tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD, chỉ giảm 15% về sản lượng cùng kỳ 2019. Có giảm và không thể không giảm. Nhưng rõ ràng sức giảm so với chuyện cắt đặt đơn hàng tới 80% ở một số ngành từ khu vực châu Âu, là quá nhỏ. “Nguyên lý” cơ hội từ thói quen, lựa chọn ưu tiên của đời người, từ nhu cầu, từ lối sống của người tiêu thụ, đã thắng.

Cha đẻ Apple nói rằng cái chết là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Đối diện với COVID-19, xa hơn là với thiên tai địch họa… luôn bất ngờ có thể xảy đến, chúng ta chỉ có một lựa chọn duy nhất: Trở thành cái bị thay đổi, bị xóa hay là người chủ động chuyển đổi, tự mình làm nên thay đổi.

Theo DĐDN