Không chỉ riêng lĩnh vực BĐS sự trở lại của các làn sóng dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực tới cả nền kinh tế, tuy nhiên, thị trường BĐS sẽ có những cơ hội đan xen.

cung-bds

6 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường Hà Nội đạt 4,578 s/p, giao dịch đạt 1.094 s/p, tỉ lệ hấp thụ trung bình đạt 23,9%. Nguồn: Hội Môi giới bất động sản Việt Nam

6 cơ hội lớn cho thị trường

Thứ nhất, tính ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Báo cáo 6 tháng năm 2021 về phát triển kinh tế xã hội về cơ bản là ổn định và kiềm chế được lạm phát. Đây là điều kiện thuận lợi cho thị trường thu hút các nguồn vốn đầu tư.

Thứ hai, sự quyết liệt của Chính phủ trong việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, mà tập trung lớn cho hạ tầng giao thông, từ đó thị trường bất động sản hưởng lợi rất lớn, có điều kiện để tăng giá trị.

Thứ ba, Nghị quyết 10 của Trung ương về kinh tế tư nhân khẳng định lần nữa động lực quan trọng của khối này với nền kinh tế thị trường.

Thứ tư, khó khăn về cơ chế và chính sách đang được tích cực tháo gỡ. Đơn cử như thời gian qua, Chính phủ và bộ ngành đã rất quyết liệt trong việc gỡ vướng các khó khăn về chính sách, thủ tục hành chính cho thị trường bất động sản. Bên cạnh đó là hoàn thiện chính sách pháp luật, lắng nghe phản hồi ý kiến từ các hiệp hội và doanh nghiệp.

Thứ năm, bản thân các doanh nghiệp đã có nhìn nhận và thích ứng dần với tình hình dịch bệnh. Hiện nay, ngay trong định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn.

anh.-thi-truong-bds-soi-dong

Nguồn cầu về nhà ở hiện nay vẫn còn rất lớn

Thứ sáu, nguồn cầu về nhà ở hiện nay vẫn còn rất lớn. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở giai đoạn 2021 – 2030 sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội. Nguyên nhân là do tốc độ tăng dân số cùng xu hướng đô thị hóa ngày càng nhanh, mức thu nhập tăng.

5 thách thức thị trường

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật thiếu hoặc chưa đồng bộ. Tập trung ở 3 nhóm: Khả năng thực thi của các văn bản pháp luật ban hành trong cuộc sống; sự đan xen chồng chéo giữa các văn bản pháp luật của các cơ quan với nhau như kiến trúc, quy hoạch, bất động sản, thuế… những sản phẩm bất động sản đã hình thành trong thực tế nhưng văn bản pháp luật lại chưa kịp điều tiết, đơn cử như sản phẩm condotel.

Thứ hai, thủ tục hành chính vẫn chưa được tháo gỡ triệt để. Trong giai đoạn vừa qua, thủ tục hành chính đã được giản lược rất nhiều nhưng trong kiến nghị của các doanh nghiệp gửi lên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở các thủ tục đầu tư.

Và cũng không phải ngẫu nhiên từ cuối năm 2019, nguồn cung các dự án ra ngoài thị trường hạn chế, một phần vì ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng phần lớn nguyên nhân là do vướng mắc trong các chính sách, thủ tục pháp lý phê duyệt dự án.

Thứ ba, khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp. Đặc biệt, là tiếp cận nguồn vốn cho thị trường nhà ở giá rẻ. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều quyết định hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại nhưng đến nay nguồn vốn này vẫn khó tiếp cận.

Thứ tư, hệ thống thông tin về thị trường đất đai còn thiếu, dẫn đến việc thị trường xuất hiện rất nhiều dự án ma và tình trạng sốt đất vẫn diễn ra. Khi thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư sẽ chỉ xuống tiền theo phong trào chứ không có sự tính toán kỹ. Theo đó, nhà đầu tư cần có kênh thông tin đáng tin cậy làm chỗ dựa để ngăn chặn tình trạng này trong tương lai.

Thứ năm, các mô hình mới như mô hình tăng trưởng xanh, thông minh vẫn còn những khó khăn cho các doanh nghiệp.Cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển các dự án xanh, thông minh.

Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam