Chuyển tới nội dung

Chứng khoán tuần mới: Rung lắc và chốt lời

Dòng tiền và sự lan tỏa đang có hiện tượng đạt ngưỡng, tức dư địa không còn quá rộng để bên mua có thể quyết liệt “vào hàng”.

Thị trường rất có khả năng sẽ xuất hiện nhiều phiên rung lắc với mật độ dày đặc hơn trong tuần này, nhưng xu hướng có thể vẫn là đi lên.

Yếu tố cơ bản: Quán tính giá của các thị trường cận biên và mới nổi vẫn yếu       

Trong tuần qua, các chỉ số chứng khoán lớn như S&P500, Nikkei 225, Shanghai đều giữ vững được đà hồi phục khi sức nóng từ dịch bệnh Covid-19 dần hạ nhiệt và phía Mỹ cũng đã phát đi thông báo sẽ có kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế theo từng giai đoạn.

So sánh về quán tính của các chỉ số chứng khoán toàn cầu thì VN-Index vẫn nằm trong nhóm có quán tính giá đang kém, bên cạnh các chỉ số khác trong khu vực như Phillipines, Indonesia hay Thái Lan. Ðiều này ngầm hiểu sức đề kháng của các thị trường chứng khoán khu vực Ðông Nam Á vẫn còn rất yếu.

Quán tính giá của VN-index vẫn yếu so với nhiều thị trường lớn.

Ở một diễn biến khác, các tài sản an toàn như vàng hay trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng, đây vẫn là kênh hút dòng tiền đầu cơ trên toàn cầu ở thời điểm này. Do đó, rủi ro vẫn còn đó trên thị trường chứng khoán nói chung, vốn được xem là tài sản rủi ro cao.

Ðáng chú ý, khối ngoại và tự doanh công ty chứng khoán vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán ròng. Diễn biến của “dòng tiền lớn” không có sự thay đổi nào, quan điểm “hồi là bán” được thể hiện rõ ràng và nhất quán trong các tuần gần đây.

Khi thị trường chung chưa có sự đồng thuận của dòng tiền mang tính dẫn dắt thì rất khó để chỉ số có thể thoát khỏi xu hướng giảm.

Yếu tố kỹ thuật: Áp lực rung lắc có thể xuất hiện nhiều hơn

Thị trường vừa có một tuần giao dịch đáo hạn phái sinh nhiều cảm xúc và có những chuyển biến mới theo chiều hướng tích cực. Bên Bán trên thị trường phái sinh không còn tỏ ra quá quyết liệt bởi sức hồi phục quá tốt của chỉ số cơ sở.

ảnh 2Điểm số thay đổi và tâm lý cũng thay đổi.

Ðộ lệch giữa phái sinh và cơ sở được thu hẹp lại một cách ngoạn mục từ âm hơn 30 điểm chỉ còn khoảng hơn 10 điểm. Chúng tôi cho rằng, hiện tượng độ lệch thu hẹp chủ yếu xuất hiện từ trạng thái cắt lỗ của bên Bán (Short) đã găm giữ vị thế trước đó hơn là việc bên Mua (Long) chủ động gom vị thế.ảnh 3Dòng tiền ngắn hạn tiếp tục bứt phá.

Dòng tiền mua rất mạnh và có phần vội vã. Sự quyết liệt của bên mua là điều tích cực, ít nhất là chỉ số khó có khả năng giảm sâu được, bởi bên mua rất chủ động trong các nhịp điều chỉnh.Ðiều đáng chú ý là đường cung (màu cam) cũng bắt đầu tăng mạnh theo, tức bên bán đang dần xuất hiện nhiều hơn, nên khả năng tạo đột biến với các phiên bứt phá mạnh trên chỉ số chung là điều khó xảy trong trong các phiên tới.ảnh 4Đà lan tỏa trung bình 2 tuần gần chạm vùng quá mua.

Sức lan tỏa của thị trường chung đang rất nóng, hầu hết các trụ đều đã có một nhịp hồi tương đối khá từ đáy (hơn 10%). Ðà lan tỏa trung bình 2 tuần cũng đang chuẩn bị vào khu vực quá mua (>70%), do vậy, sự rung lắc có thể sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong tuần này, bởi hiện tượng chốt lời có thể mạnh hơn từ người cầm cổ phiếu.ảnh 5Các trụ có được sự cân bằng tốt.

Sự phân hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn các nhóm cổ phiếu, có phân hóa tức là thị trường đang có cơ hội cho dòng tiền đầu cơ, mà thị trường có cơ hội tức là thị trường đang có được sự cân bằng nhất định.

MSN, VPB, VJC được xem là những cổ phiếu tiên phong cho sự hồi phục của thị trường chung thời gian vừa qua, nên nếu các cổ phiếu này vẫn chưa có hiện tượng sụp gãy trở lại thì thị trường cũng chưa có cơ sở để đảo chiều.

Ngoài ra, những cổ phiếu khác như BID, VRE, HPG, VCB cũng đang sẵn sàng nâng đỡ chỉ số trong những lúc cần thiết.

Nhìn chung, các trụ đang duy trì được sự cân bằng, nên thị trường chung rất có thể cũng sẽ ở trong trạng thái cầm chừng, khó giảm sâu, nhưng cũng khó tăng mạnh.

 Khuyến nghị: Canh mua len lỏi trong các nhịp rung lắc

Thị trường đang thể hiện sức đề kháng mạnh hơn nhiều so với sự kỳ vọng của phần đông nhà đầu tư trước đó, khí thế của thị trường chung vẫn là tích cực nên không loại trừ khả năng các chỉ số sẽ tiếp tục lầm lũi đi lên.

Diễn biến giá hợp đồng kỳ hạn 1 tháng kể từ đầu tháng 4.

Cho dù vậy, chúng tôi cũng không đánh giá cao hoạt động Long (Mua) đuổi trên thị trường phái sinh bởi khả năng tăng mạnh theo đà của VN30 trong tuần này là rất khó xảy ra, bởi dòng tiền và sự lan tỏa đang có hiện tượng đạt ngưỡng, tức dư địa không còn quá rộng để bên mua có thể chấp nhận quyết liệt.Thị trường rất có khả năng sẽ xuất hiện nhiều phiên rung lắc với mật độ dày đặc hơn trong tuần này.

Do vậy, chiến lược Mua có thể sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, sẽ tối ưu nếu canh Mua len lỏi trong các nhịp rung lắc của chỉ số phái sinh VN30F2005 về quanh vùng giá 700 – 705 điểm.

Trong khi đó, chiến lược Bán cần phải có sự kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi xu hướng hồi phục kết thúc, tương ứng với vùng hỗ trợ mạnh 690 – 695 điểm bị phá vỡ trên VN30.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved