Putin

Tổng thống Nga Putin vừa phát lệnh đông viên quân sự một phần sau khi Ukraine giành lợi thế ở Kharkov.

Gần 7 tháng nổ ra chiến sự Nga- Ukraine, quân đội Ukraine tuyên bố đã đạt được một số thành công trong chiến dịch phản công ở Kharkov. Tuy nhiên, quân đội Nga cho biết quyết định rút khỏi Kharkov để “dồn quân theo hướng Donetsk”. Mặc dù vậy, động thái này của quân đội Nga đã khiến nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây tin rằng Kiev thực sự có thể giành được một chiến thắng chiến lược trước Nga.

Sau đòn phản công nói trên của Ukraine, Tổng thống Nga Putin đã quyết định tung ra lệnh động viên quân sự một phần. Tuy nhiên, việc duy trì sự ủng hộ rộng rãi trong nước trong quá trình động viên lực lượng tham chiến có thể sẽ gặp khó khăn. Bởi vì, các nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc của Nga đã bắt đầu công khai chỉ trích chính phủ về những gì xảy ra ở Ukraine. Họ công kích Chính phủ Nga vì đã không tuyên bố tổng động viên để tiến hành một đợt tiến công tổng lực ở Ukraine.

Đối với Ukraine và phương Tây, việc động viên quân sự một phần của Nga có thể là một cú sốc. Bởi việc huy động thêm quân đội sẽ báo hiệu một quyết tâm mới của giới lãnh đạo Nga nhằm ngăn chặn thất bại bằng bất cứ giá nào. Nếu ông Putin dốc thêm lực lượng và sử dụng thêm các vũ khí chiến lược hiện đại hơn, Mỹ và phương Tây sẽ một lần nữa phải đánh giá lại khả năng leo thang lớn hơn đối với chiến sự Nga- Ukraine.

Bà Liana Fix, Giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế tại Quỹ Körber, cho rằng việc động viên quân sự một phần cho thấy ông Putin sẽ tiếp tục các cuộc tân công ở Ukraine, giảm các cam kết xuống mức tối thiểu để giữ lãnh thổ đã giành được ở phía Đông và Nam Ukraine. Ông Putin có thể quay trở lại cách tiếp cận năm 2014 với miền Đông Ukraine, nhưng với sự hiện diện quân sự lớn hơn.

Tuy nhiên, theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, một kịch bản khác mà ông Putin có thể áp dụng, đó là Nga sẽ chỉ tiếp tục chiến sự Nga- Ukraine với quân đội mà ông đang có trong tay. Chiến lược này không thể giúp Nga giành chiến thắng, nhưng nó có thể đủ để ngăn không cho Ukraine giành lợi thế trong năm nay. Trong suy nghĩ của Tổng thống Putin, thời gian dường như đang ủng hộ ông khi Moscow đang cố gắng làm xói mòn sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine thông qua vũ khí dầu mỏ và khí đốt.

Trên thực tế, Nga đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ cắt xuất khẩu khí đốt sang châu Âu khi mùa đông đến, một động thái nhằm làm suy yếu sự ủng hộ ở châu Âu đối với Kiev và gây áp lực buộc một số nhà lãnh đạo châu Âu thúc đẩy Ukraine tiến hành một cuộc đàm phán nhanh chóng để chấm dứt xung đột.

chien-su-Nga--Ukraine

Cục diện chiến sự Nga- Ukraine đã có nhiều thay đổi.

Một số chuyên gia Ukraine cũng tin rằng Tổng thống Putin có thể đang chuẩn bị thực hiện một đợt tiến công mới vào mùa Xuân. “Tổng thống Putin thực sự nghĩ rằng cả châu Âu và Ukraine sẽ không thể sống sót qua mùa đông này”, ông Alyona Getmanchuk, người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Châu Âu Mới, một tổ chức tư vấn về chính sách đối ngoại có trụ sở tại Kiev, cho biết.

Ngay cả khi các quốc gia châu Âu không gây áp lực với Kiev một cách rõ ràng, nhưng họ có thể hạn chế hỗ trợ quân sự với lập luận rằng kho dự trữ và khả năng kinh tế của chính họ đang bị chi phối quá mức.

Trong khi đó, Ukraine đã cải thiện đáng kể vị thế đàm phán của mình trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa thừa nhận cục diện chiến sự ở Ukraine đã thay đổi và chưa giảm bớt các yêu cầu ngừng chiến. “Nếu ông Putin từ bỏ chiến thắng bằng cách từ ngừng chiến, thì đó sẽ là chiến thắng một phần cho Ukraine và cả phương Tây. Tuy nhiên, so với vị thế của Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, đó sẽ là một kết quả tuyệt vời. Ngược lại, nếu Nga dồn lực tiếp tục tấn công, Ukraine và phương Tây sẽ phải xây dựng lại kế hoạch tác chiến dựa trên những thành công trước đó”, bà Liana Fix nhận định.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, trong khi chờ đợi phản ứng của ông Putin, cho dù đó là gì, Mỹ và phương Tây có thể sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để tiếp tục chiến đấu. “Trong trường hợp ông Putin leo thang và sử dụng các mối đe dọa hạt nhân, phương Tây không nên lo sợ, mà nên nhắc nhở Nga về các quy tắc vô hình của cuộc chiến: không bên nào muốn biến cuộc chiến thành cuộc đối đầu NATO-Nga gây bất lợi cho mọi người”, bà Liana Fix nhấn mạnh.

Dù thế nào, thì chiến sự Nga- Ukraine vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài. Nga không dễ từ bỏ mục tiêu ban đầu, trong khi Ukraine cũng sẽ nỗ lực giành lại những gì đã mất một khi Mỹ và phương Tây vẫn hậu thuẫn cho quốc gia này.

Nhi Nguyễn