Quản lý chuỗi cung ứng

Đó là chia sẻ của Ông Nguyễn Đức Quý- Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Vconnex với phóng viên. Nói về lợi ích của công nghệ khi được áp dụng trong ngành kinh doanh xăng dầu, ông Quý cho biết, thay vì đi kiểm tra từng cây xăng, chúng ta chỉ cần áp dụng nền tảng IoT trong việc giám sát, quản lý xăng dầu để đưa ra quyết định nhanh chóng, đồng thời đảm bảo tính chính xác và tiết kiệm được chi phí, cũng như nguồn lực xã hội.

5555555

Lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát các cây xăng dầu trên địa bàn 

Cụ thể hơn về nền tảng này, đại diện Vconnex chia sẻ, Internet of Things (IoT) cho phép các công ty dầu khí quản lý các quy trình lập kế hoạch, lập lịch trình và mua sắm của họ. Trong toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng, IoT sẽ giúp họ phân tích và xử lý dữ liệu từ các điểm cuối khác nhau để đưa ra quyết định cho quá trình xử lý kế tiếp.

Do đó khi áp dụng nền tảng công nghệ IoT trong lĩnh vực quản lý, giám sát kinh doanh xăng dầu sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh, cơ quan Nhà nước có thể quản lý tập trung, giám sát 24/7 giúp cảnh báo kịp thời, cũng như tiết kiệm thời gian và giảm nguồn lực, tăng tính minh bạch về hiệu quả vận hành của cả hệ thống. Bởi vì công nghệ IoT có khả năng kết nối, hỗ trợ linh hoạt trên mọi hạ tầng từ công nghệ kết nối tầm gần như: Bluetooth, Zigbee, Wifi,… hay công nghệ kết nối tầm xa như: FTTx, Sigfox, Lora, NB-IoT, 3/4G…giúp ích cho việc giám sát linh động và dễ dàng triển khai không hạn chế. Mặt khác, IoT dựa trên lượng, xăng, dầu dự trữ trong các bồn chứa, một nhà máy lọc dầu có thể quản lý và kiểm soát các thủ tục mua sắm của mình.

Cũng theo ông Quý, ứng dụng IoT sẽ cho nhà vận hành dùng cảm biến đo lưu lượng, mức xăng dầu từ nhà phân phối tới từng cây xăng dầu bán lẻ, sau đó dữ liệu được đưa về liên tục cho cơ quan quản lý. Thậm chí có thể cho lên bản đồ để giám sát, minh bạch cho người dân biết trữ lượng từng cây xăng một. Từ đó cân đối được sản lượng đầu vào, đầu ra của nguồn năng lượng này.

Mặt khác việc triển khai rộng rãi các hệ thống phân tích và phần mềm dựa trên đám mây được nhúng với phần mềm quản lý bảo mật đã thúc đẩy tăng trưởng thị trường bằng cách giảm rủi ro bảo mật, giúp người sử dụng nền tảng được minh bạch các số liệu cần kiểm tra.

“Do đó hiện nay việc thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh kiểm tra tình hình các cây xăng dầu hiện chỉ mang tính tạm thời, lãng phí thời gian và nguồn lực, thay vào đó cần áp dụng công nghệ như giải pháp IoT cho hầu hết các công đoạn”- Đại diện các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng công nghệ cho biết.

Tương tự như ngành dầu khí

Đồng quan điểm trên các chuyên gia công nghệ cho biết, với việc giá dầu liên tục tăng, các công ty O&G đang tìm kiếm các lĩnh vực mà họ có thể cắt giảm chi phí để duy trì tổng chi tiêu. Chẳng hạn như chuỗi cung ứng là một trong những lĩnh vực mà họ có thể tập trung để giảm chi phí hoạt động.

000000

Ứng dụng IoT được các nước tiên tiến ứng dụng trong ngành dầu khí

Ứng dụng IoT với tư cách là một giải pháp tích hợp hệ thống, giúp tích lũy chuỗi giá trị cung cấp, quản lý, kinh doanh xăng dầu hoàn chỉnh trong một nền tảng hoạt động duy nhất, giải quyết những thách thức cụ thể lấy khách hàng làm trung tâm, cùng với sự cải thiện về hiệu suất tổng thể. Chuỗi giá trị này bao gồm các giải pháp IoT (Cảm biến, truyền thông, đám mây, điện toán biên và quản lý dữ liệu).

Ngoài ra, theo các chuyên gia, những phân đoạn thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn của các lĩnh vực này được hưởng lợi từ khuôn khổ liền mạch của IoT, vì nó tạo ra một hệ sinh thái được kết nối trong toàn bộ cơ sở hạ tầng. Các ứng dụng của nó, chẳng hạn như giám sát thiết bị và bảo trì phòng ngừa đã và đang giúp lĩnh vực này phát triển và tạo ra giá trị thông qua các chiến lược triển khai tích hợp của nó.

Mặt khác việc giám sát và kiểm soát liên tục các hoạt động khai thác, sản xuất và vận chuyển với độ chính xác đang dần nâng cao mức độ chấp nhận các giải pháp IoT giữa các công ty dầu khí. Tiếp cận thông tin thời gian thực ở các địa điểm từ xa là nhu cầu chính của các công ty dầu khí, hiện đang được thực hiện với sự trợ giúp của các cảm biến thông minh, và do đó, mang lại cái nhìn sâu rộng về hiệu suất của cả một quy trình.

Trước đó, theo 1 báo cáo của ResearchAndMarkets.com, ứng dụng IoT toàn cầu trong thị trường dầu khí dự kiến sẽ đạt 43,48 tỷ đô la vào năm 2024, tăng với tốc độ CAGR là 21,86% từ năm 2019 đến năm 2024. Tăng trưởng thị trường dự kiến sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng về hiệu quả hoạt động, đáp ứng các yêu cầu về năng lượng, gia tăng các cuộc tấn công mạng, và làm cạn kiệt khả năng sẵn có của chuyên gia lành nghề trong ngành dầu khí.

Ứng dụng IoT cho phép các công ty dầu khí giám sát từ xa các quy trình tại hiện trường khác nhau cho phép họ quản lý các điều kiện (tương tự như sự cố tràn dầu) có thể dẫn đến việc ngừng hoạt động khẩn cấp như vậy. Các công việc kiểm tra và bảo dưỡng trong điều kiện nguy hiểm như vậy có thể còn khó khăn hơn đối với những công nhân được đào tạo bài bản nhất. Cơ sở hạ tầng được kết nối IoT cho phép một công ty giám sát hiệu suất của máy móc và các hoạt động trên sàn khác một cách rõ ràng giúp giảm các nhiệm vụ kiểm tra và bảo trì thủ công.

Hơn nữa, các thiết bị đeo dựa trên IoT có thể được sử dụng để theo dõi các công nhân đang làm việc trong các khu vực nguy hiểm. Do đó, trong trường hợp khẩn cấp phát sinh, có thể xác định chính xác số lượng công nhân bị mắc kẹt cùng với vị trí, thúc đẩy hoạt động sơ tán và điều trị.

Phương Thanh